Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.520.914
Truy cập hiện tại 3.544
Tận dụng tối đa nguồn lợi từ rác thải nông nghiệp
Ngày cập nhật 27/06/2024

Xã hội phát triển, ngành nông nghiệp cũng từ đó mà phát triển theo. Phát triển ngành nông nghiệp đi cùng với phát sinh rác thải nông nghiệp. Những phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp đã và đang tạo ra ngày càng nhiều đặt ra thách thức lớn cho công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh nào đó, những phế phụ phẩm này cũng đem lại hiệu quả kinh tế không hề nhỏ, do đó, tận dụng tối đa nguồn lợi từ rác thải nông nghiệp sẽ là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời gian tới.

Ngành nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng của nước ta, không chỉ đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia, mà còn đóng góp rất lớn vào nền kinh tế. Hàng năm, theo thống kê ở nước ta, trung bình khoảng 1300kg phụ phẩm nông nghiệp/người/năm được thải ra môi trường. Trong đó, tính riêng các hoạt động nông nghiệp của con người chiến tỷ trọng cao (chỉ tính riêng rơm rạ đã là 400kg/người/năm và hoạt động chăn nuôi của con người cũng tạo ra khoảng 1000kg phân gia súc, gia cầm/người/năm).

Tất cả đều là những rác thải hữu cơ chưa được phân loại, thu gom. Chủ yếu các phế phụ phẩm này được xử lý bằng những cách thức không thân thiện với môi trường như đốt rơm rạ, vùi rơm và rác thải... gây ra những hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất và không khí ở khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, chúng ta ngày nay đang quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học khiến môi trường đất ngày càng trở nên kém dinh dưỡng, giảm độ phì nhiêu, gia tăng sâu bệnh do các loài nhờn thuốc bảo vệ thực vật.

Tất cả điều này khiến chất lượng sản phẩm nông nghiệp lại càng suy giảm, sức khỏe người nông dân cũng bị ảnh hưởng, môi trường ngày càng xuống cấp. Các loại thuốc hóa học gây hại cho môi trường đất, môi trường không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tuy có nhiều ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của con người nhưng phế phẩm nông nghiệp không những có giá trị kinh tế cao, mà còn có nhiều tác dụng tốt với môi trường. Việc nghiên cứu các giải pháp xử lý loại phế phụ phẩm này sẽ mang đến giá trị kinh tế cho doanh nghiệp cũng như đóng góp vào công tác bảo vệ môi trường cho các địa phương.
Với những tiến bộ về khoa học công nghệ, cũng như sự vào cuộc tích cực của các địa phương trong việc tuyên truyền đẩy mạnh các hoạt động tạo ra giá trị kinh tế từ phụ phẩm nông nghiệp, đến nay nhiều địa phương đã đưa ra các mô hình hiệu quả trong việc xử lý các nguồn rác thải nông nghiệp này.

Ủ phế phụ phẩm thành nông nghiệp phân bón

Trong thời gian gần đây, giá phân bón liên tục tăng cao khiến cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân gặp nhiều khó khăn. Các loại phân bón hóa học được sử dụng nhiều do chất dinh dưỡng đi trực tiếp vào cây trồng và kích thích cây trồng phát triển nhanh chóng. Tuy vậy, điều này sẽ khiến cho chất đai bị giảm bớt độ phì nhiêu, nhanh chóng trở nên bạc màu, việc lạm dụng quá nhiều các chất hóa học cũng sẽ khiến sức khỏe của con người bị nguy hại.

Tận dụng tối đa nguồn lợi từ rác thải nông nghiệpỦ phế phụ phẩm thành nông nghiệp phân bón đem lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp

Trong khi đó, phân hữu cơ vốn có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cung cấp cho cây trồng, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng hoàn toàn có thể hấp thụ dần trong thời gian dài một cách bền vững, đảm bảo được chất lượng nông sản thì lại bị xem nhẹ, phai nhạt dần và nhiều người không còn dùng đến. Các phế phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, trấu, bã mía, vỏ trái cây… hoàn toàn có thể được ủ để trở thành phân hữu cơ tốt cho đất và cây trồng.

Việc sử dụng phân hữu cơ thay thế cho các loại phân bón hóa học nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường, cũng như hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn, “nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ”.

Chế biến năng lượng sinh khối

Theo thống kê, khả năng khai thác bền vững để sản xuất năng lượng sinh khối ở nước ta là khoảng 150 triệu tấn/năm. Công suất tạo ra từ nguồn sinh khối phế thải nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác hữu cơ đạt khoảng 400 MW. Trong đó, một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay để sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) là: trấu ở Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía dư thừa tại các nhà máy đường, cây trồng năng lượng như cỏ voi, rác thải sinh hoạt trong các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải sản.

Tận dụng tối đa nguồn lợi từ rác thải nông nghiệpChế biến năng lượng sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ môi trường nói chung

Điện sinh khối được biết đến là nguồn năng lượng tái tạo và khá sạch, với các thành phần chủ yếu là hữu cơ. Nhiều phụ phẩm nông nghiệp như bã mía, trấu, rơm và mùn gỗ trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng, tái sử dụng để tạo ra nguồn năng lượng lớn.
Các phụ phẩm trong trồng trọt đã được dùng sản xuất viên nén, cồn công nghiệp, phát điện sinh khối, làm đệm lót sinh học chăn nuôi, phân hữu cơ…

Chế biến thành nguyên liệu công nghiệp

Các phế phẩm được tạo ra từ ngành chế biến gỗ như vỏ cây, mùn cưa, bã mía… đều có thể được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp gỗ. Dùng phế phụ phẩm chế biến thức ăn gia súc: bã mía, cỏ, rơm… đều có thể được tái sử dụng để chế biến thức ăn gia súc.
Bên cạnh những các xử lý phổ biến trên, các loại phế phụ phẩm nông nghiệp cũng được tận dụng vào việc chế biến thực phẩm, nguyên liệu cho ngành xây dựng, quy trình lên men sinh học…

Việc xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp một cách hiệu quả và tối ưu không chỉ nhằm tối ưu giá trị kinh tế, còn là nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành, toàn xã hội. Trong bối cảnh nhu cầu về nguồn lực và lương thực ngày một gia tăng, các áp lực về biến đổi khi hậu đang ngày càng lớn, chúng ta không chỉ đối mặt với thách thức bảo vệ hành tinh, mà vẫn luôn phải đáp ứng nhu cầu về sản xuất lương thực và các nguyên liệu nông nghiệp. Xử lý hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp sẽ giúp chúng ta đáp ứng được cả hai vấn đề: bảo vệ môi trường và đáp ứng nguồn lực.

Tuy tốt, nhưng việc xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, chưa có sự kết hợp, tập trung để nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa. Việc có các chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động xử lý là điều quan trọng. Chìa khóa nằm ở sự phối hợp giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng nông dân để đáp ứng được nền kinh tế tuần hoàn, sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp như một nguồn năng lượng tái tạo, kéo dài chuỗi giá trị nông nghiệp. Đưa ngành nông nghiệp tăng trưởng xanh theo hướng bền vững.

https://moitruongachau.com/vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày