Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.520.914
Truy cập hiện tại 2.483
Bệnh viêm não Nhật Bản
Ngày cập nhật 10/06/2020

Bệnh Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do vi rút viêm não Nhật Bản gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, bệnh lây truyền qua muỗi đốt thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.Lần đầu tiên loại vi rút gây ra căn bệnh này được phát hiện ra ở Nhật Bản nên được đặt tên như thế. Tuy nhiên bệnh này không chỉ có ở Nhật Bản mà còn gặp ở nhiều nơi khác trên thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á. Viêm não Nhật Bản còn có tên gọi khác là viêm não mùa hè hay viêm não B.

Nguyên nhân gây bệnh

Đây là một căn bệnh nhiễm trùng thần kinh, lan truyền từ súc vật như lợn, chim mang virus sang người qua các loại côn trùng tiếp xúc với trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Bệnh không lây trực tiếp từ người sang người. Đây là bệnh gây tổn thương thần kinh ở não bộ nên tỷ lệ tử vong rất cao (khoảng 60%). Ở Việt Nam, Viêm não Nhật Bản thường xảy ra cao điểm trong mùa hè. Đây là khoảng thời gian có nhiều mưa, nhiệt độ cao, cây trái phát triển, thuận lợi cho loài muỗi sinh sôi nảy nở và truyền bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Các biểu hiện của Viêm não Nhật Bản là sốt kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn liên tục (không liên quan đến bữa ăn của trẻ). Sau đó trẻ bước vào giai đoạn viêm não cấp tính với thân nhiệt tiếp tục cao ở mức 38-40 0C, đau đầu, cứng gáy, có dấu hiệu thần kinh trung ương bị thương tổn như co giật, run giật tự nhiên, thậm chí trẻ có những rối loạn ý thức, hôn mê, tiết nhiều đờm dãi. Bệnh nhân có thể phục hồi chức năng vận động nhưng chậm có thể để lại nhiều di chứng về thần kinh như mất trí nhớ, cấm khẩu, liệt, thần kinh.

Phòng bệnh

Bệnh Viêm não Nhật Bản không có thuốc chữa đặc hiệu. Điều trị chỉ làm bớt đi phần nào các triệu chứng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch do suy hô hấp, trụy tim mạch, nhiễm trùng. Sau đó sẽ điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần nhưng kết quả điều trị phục hồi này rất hạn chế.

Việc phòng bệnh được Bộ Y tế khuyến cáo gồm những phương pháp sau:

+ Ngăn chặn muỗi sinh sôi, phát triển;

+ Diệt lăng quăng, diệt muỗi và tránh bị muỗi đốt.

+ Để ngăn chặn muỗi sinh sôi và phát triển, mỗi gia đình cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, lật úp các vật dụng không sử dụng có khả năng đọng nước;

+ Súc rửa vật chứa nước, thay nước bình hoa mỗi tuần;

+ Bỏ muối vào các chân chén nước kê tủ;

+ Loại bỏ và thu gom các vật phế thải xung quanh nhà.

+ Mọi người có thể tránh bị muỗi đốt bằng các cách như sử dụng các loại kem, thuốc xịt chống muỗi, mặc quần áo dài tay;

+ Ngủ mùng cả ban ngày lẫn ban ban đêm,...

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:

+ Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi

+ Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần

+ Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Võ Thị Thúy Hằng. Công chức Văn hóa- xã hội
Các tin khác
Xem tin theo ngày