Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.520.914
Truy cập hiện tại 7.199
Thừa Thiên Huế: Phát triển trồng cam gắn liến với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Ngày cập nhật 05/08/2021

Theo Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế, hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 1.507 ha cây ăn quả có múi thuộc họ cam quýt trong đó gồm có các loại như cam 264,5 ha, quýt 63 ha, bưởi các loại 1119 ha... Theo kế hoạch đến năm 2025, diện tích trồng cam đạt 550 ha. Để phát triển sản xuất cam tại Thừa Thiên Huế theo hướng hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cần thực hiện tốt một số giải pháp như xây dựng và triển khai các mô hình khuyến nông theo hướng đồng bộ từ ứng dụng khoa học công nghệ đến tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, chứng nhận chất lượng, các mô hình trình diễn, đào tạo, tập huấn cho các hộ nông dân sản xuất sản phẩm cam…


Ảnh minh họa

Với cây cam chủ yếu phát triển ở huyện Nam Đông, là loại cây trồng thích nghi với điều kiện tự nhiên ở Nam Đông, sinh trưởng và phát triển tốt, chất lượng quả thơm ngon. Những năm gần đây, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ cây cam, huyện Nam Đông vận động bà con nhân rộng diện tích trồng cam, mang lại thu nhập khá cao cho nhiều hộ dân. Sản phẩm Cam Nam Đông thơm ngon và có giá trị thương mại cao, đem lại thu nhập đáng kể cho người trồng.

Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển Cam Nam Đông như quy hoạch vùng trồng, hỗ trợ các mô hình khuyến nông để phát triển sản xuất; nghiên cứu về tình hình sâu bệnh gây hại để có biện pháp phòng trừ; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường... Với sự quan tâm của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương và với tính cần cù chịu khó của người nông dân, Cam Nam Đông ở Thừa Thiên Huế không ngừng được nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, trong đó một số hoạt động nổi bật đã được thực hiện và mang lại kết quả khá tốt thúc đẩy cho sự phát triển sản xuất và tiêu thụ cam tại Thừa Thiên Huế.

Nhãn hiệu tập thể “Cam Nam Đông” được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể đã góp phần nâng cao giá trị, uy tín và danh tiếng cho sản phẩm Cam Nam Đông tại Thừa Thiên Huế.

Trong các năm gần đây, một số mô hình liên kết tiêu thụ cam được thực hiện đã giúp người nông dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cam của mình dễ dàng hơn, góp phần nâng cao thu nhập của người dân cũng như tăng giá trị thặng dư của sản phẩm Cam Nam Đông, tuy nhiên số lượng còn hạn chế nhưng đây là tiền đề để thực hiện xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho Cam Nam Đông.

Việc xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cam như mô hình thâm canh bền vững cam theo hướng VietGAP. Diện tích Cam Nam Đông trồng đạt khoảng 264 ha, trong đó có hơn 100 ha đưa vào khai thác năng suất đạt khoảng 6 đến 12 tấn/ha; Xây dựng các mô hình trồng mới như một số mô hình trồng cam thâm canh đang thực hiện  cây sinh trưởng phát triển tốt, dự đoán cho năng suất cao; Thông qua xây dựng mô hình, đã tập huấn cho nông dân các kiến thức về thâm canh cam, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, tổ chức sản suất theo chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất sản phẩm, thu mua, bảo quản và phân phối sản phẩm, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả./

T. Hiền

 

 

Cổng thông tin điện tử Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông Thôn
Các tin khác
Xem tin theo ngày