Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.520.914
Truy cập hiện tại 1.041
Tuyên truyền vấn đề bạo hành/bạo lực trẻ em
Ngày cập nhật 17/09/2021

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO “Bạo lực/bạo hành là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát”.

 

Các hình thức bạo hành/bạo lực trẻ em:

 

  • Xâm hại thể chất
  • Xâm hại tình dục
  • Xâm hại tinh thần và sao nhãng
  • Bóc lột vì mục đích thương mại và buôn bán trẻ em

 

Hiện nay, ở nước ta các vụ bạo hành trẻ em ngày một nghiêm trọng, trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại cần được hỗ trợ, can thiệp. Tính chất của các vụ việc có chiều hướng phức tạp, nghiêm trọng hơn. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở nhiều độ tuổi, xảy ra ngay trong môi trường gia đình hoặc trường học, do nhiều đối tượng gây ra, trong đó có cả chính người thân trong gia đình, giáo viên và bạn bè trong trường học.

Điều đáng lưu tâm là tính chất của các vụ xâm hại trẻ em đặc biệt nghiêm trọng, báo động về sự suy đồi đạo đức như: Hiếp dâm tập thể, hiếp dâm trẻ em dưới 5 tuổi, hiếp dâm rồi giết trẻ em, thầy giáo xâm hại học sinh… Số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều lần chiếm 28,2%. Số trẻ em bỏ học, sống lang thang và bị xâm hại tình dục chiếm 11,6%.

"Bạo lực, xâm hại trẻ em là vấn nạn toàn cầu, có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh mạng Internet, mạng xã hội ngày càng được nhiều người sử dụng"

Trong gia đình trẻ em bị sao nhãng không được quan tâm 38% bà mẹ thành thị và dành 25% bà mẹ nông thôn 3h/ngày chăm sóc.

 

Thưa quý vị và các bạn

 

Nguyên nhân của tình trạng bạo hành trẻ em là do:

 

- Vai trò bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa được coi trọng dẫn đến kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của cha mẹ, người chăm sóc trẻ và của chính bản thân trẻ chưa đầy đủ.

- Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế thể hiện ở khía cạnh thiếu hiểu biết về luật pháp, về các hành vi vi phạm quyền trẻ em, dẫn đến tình trạng người thân trong gia đình bạo hành trẻ em

- Nhận thức về sự nguy hại nhiều mặt và hậu quả lâu dài, nghiêm trọng của các hành vi xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em chưa được cảnh báo đúng mức.

- Hệ lụy của những trang website đen, trò chơi điện tử bạo lực, ấn phẩm đồi trụy.

- Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật…cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và bị bạo lực

* Hậu quả sẽ dẫn đến:

- Bạo hành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tâm thần của trẻ hoặc nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, hủy hoại tương lai của trẻ

- Đa phần những trẻ em bị ngược đãi, xâm hại và bị bóc lột có tâm lý mặc cảm, tự ty hoặc tâm lý thù hận đối với xã hội và sau này khi trưởng thành nhiều em trong số đó cũng ứng xử tương tự đối với người khác.

- Bạo hành trẻ em làm tan nát gia đình, mất ổn định xã hội

* Để khắc phục tình trạng này, chúng ta hãy:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo vệ trẻ em

Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em

Gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em.

Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc quản lý giáo dục trẻ em

Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em nhằm phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại bạo lực đối với trẻ em

Xây dựng các đường dây nóng tư vấn hỗ trợ cho trẻ em nhận biết và xử lý khi bị bạo hành đồng thời phục hồi tâm lý sau bạo lực

Và chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người hiểu:

Trách nhiệm của cả cộng đồng trong việc phòng ngừa bạo hành trẻ em

Trẻ em chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tránh bị bạo hành.

Bất kỳ nguyên nhân nào trong hoàn cảnh nào thì bạo hành trẻ em cũng là không được chấp nhận 

Võ Thị Thúy Hằng- Công chức Văn hóa- xã hội
Các tin khác
Xem tin theo ngày