Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.520.914
Truy cập hiện tại 5.890
Những nông dân “bám đất, bám ruộng” làm giàu
Ngày cập nhật 10/11/2021

Phát triển kinh tế gia đình ngay trên mảnh đất quê hương là điều mà nhiều hội viên nông dân mong mỏi. Và trên những mảnh đất quê hương ấy, đã xuất hiện nhiều nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, “bám đất, bám ruộng”, ứng dụng thành công khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.

 

Đồng chí Hoàng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm cánh đồng lúa liên kết với doanh nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Tính, thôn Trại Nu, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân.

Không phải cứ tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung là có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Câu chuyện của ông Nguyễn Văn Tính, thôn Trại Nu, xã Xuân Tín (Thọ Xuân) đã cho thấy, cùng với việc mạnh dạn tích tụ ruộng đất, cần phải có tư duy nhạy bén, nắm bắt được nhu cầu của thị trường thì mới thành công. Vụ mùa năm 2021 là vụ thứ 9 gia đình ông Tính sản xuất trên vùng đất tập trung thuê lại được từ người dân với quy mô 25 ha. Ông Tính cho biết: Diện tích này đa số đều bị bỏ hoang không cấy lúa, người dân đi làm công nhân, đi làm ở các tỉnh ngoài, không có lao động cho nông nghiệp. Trước đây, tôi làm chi hội trưởng nông dân, vì tiếc đất và bản thân tôi nhận thấy được việc sản xuất quy mô lớn sẽ cho giá trị cao hơn nên tôi đã đề xuất với xã, đến từng hộ dân để trình bày nguyện vọng thuê lại ruộng để sản xuất. Lãnh đạo xã rất đồng tình, người dân cũng đồng ý cho tôi thuê đất trong vòng 5 năm một với giá thuê bình quân 30kg thóc/sào/năm. Mọi thủ tục về thuê đất được chính quyền và người dân tạo điều kiện thuận lợi nhất.

Nhờ áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật nên đàn trâu của gia đình ông Tính phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định.

Được biết, cũng vì ruộng đã bỏ hoang nhiều năm nên gia đình ông Tính phải bỏ ra khá nhiều thời gian để phá bờ thửa không cần thiết, cải tạo đồng đều cốt đất, san phẳng mặt ruộng, củng cố lại bờ vùng, xử lý để diệt cỏ dại nhằm tạo thuận lợi cho đưa cơ giới vào sản xuất, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh. Diện tích sản xuất khá lớn, ruộng cơ bản được khoanh vùng nên thuận lợi cơ giới hóa. Với quyết tâm "bám ruộng" làm giàu, ông Tính đầu tư gần 4 tỷ đồng, trang bị 6 máy cấy, máy làm đất; 2 máy gặt, máy bón phân, giàn gieo mạ tự động. Để tạo ra vùng sản xuất quy mô lớn, dễ tiêu thụ sản phẩm, ông Tính quy hoạch thành nhiều vùng, sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm theo hợp đồng liên kết ký với hai công ty lớn: Công ty giống cây trồng Trung ương và giống cây trồng Quảng Bình. Ông Tính chia sẻ: Tìm được đầu ra cho sản phẩm tôi mới yên tâm, mạnh dạn đầu tư sản xuất. Vấn đề chính còn lại là làm sao cây lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị thu mua.

Với 5 ha ao nuôi cá đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thời gian đầu khi bắt tay vào xây dựng mô hình trang trại, dẫu gặp không ít khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, có đất, kỹ thuật, kinh nghiệm lại gặp lúc nhu cầu thị trường ngày một lớn nên việc sản xuất, kinh doanh của gia đình ông Tính mỗi ngày một phát triển. Lợi nhuận tích luỹ được, ông tiếp tục dành mở rộng diện tích đất canh tác. Hiện nay, gia đình ông có 5 ha trồng sen, 5 ha ao cá, 5 ha trồng keo và cây ăn quả các loại, nuôi 30 con trâu, hàng nghìn gà, vịt… Doanh thu từ cấy lúa và các dịch vụ khác thu hoạch khoảng 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí. Tuy nhiên, làm nông nghiệp đầu tư lớn, rủi ro cao nên những khoản thu ấy, trong giai đoạn đầu khởi nghiệp lại được quay vòng tái đầu tư”. Ông Tính chia sẻ. Hiệu quả từ mô hình cho thấy, nếu biết tận dụng tiềm năng sẵn có của đất để lựa chọn loại cây trồng phù hợp, liên kết trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Trịnh Văn Long, thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc phun thuốc sát trùng chuồng trại nuôi gà.

Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, từ năm 2017 gia đình ông Trịnh Văn Long, thôn Bèo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) đã thuê thầu đất nông nghiệp không hiệu quả của xã để làm trang trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm. Ban đầu chỉ có một dãy chuồng đến nay đã mở rộng lên 3 dãy chuồng với tổng đàn 2.000 con gà thịt một lứa. Do áp dụng biện pháp an toàn trong chăn nuôi nên ngay từ khi đầu tư phát triển tới nay mặc dù nhiều nơi xuất hiện dịch cúm gia cầm nhưng trang trại gà của ông vẫn an toàn và phát triển ổn định.

Ông Long giới thiệu thức ăn chăn nuôi được công ty hỗ trợ.

Theo ông Long, để có được thành công trong chăn nuôi như ngày hôm nay, ngoài liên kết sản xuất với công ty, doanh nghiệp cung ứng thức ăn, phân bón, giống và tiêu thụ sản phẩm, gia đình ông còn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch, chăm sóc đàn gà theo đúng quy trình sinh trưởng. Cùng với đó, việc tuân thủ đúng theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học là khâu then chốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Chuồng trại được xây dựng thông thoáng và mái che được thiết kế cách nhiệt, giúp nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định theo mùa. Nền trại được rải một lớp trấu dày, hằng ngày đảo trấu kết hợp với rải vôi bột xử lý phân gà, nhờ đó hạn chế tối đa việc gà bị dịch bệnh. Tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%; chi phí thức ăn, kháng sinh giảm, hạn chế nhiễm bệnh dịch, mẫu mã và chất lượng sản phẩm được nâng cao... Đặc biệt, để có gà bán thường xuyên, ông nuôi theo hình thức gối lứa. Nhờ đó mà hiệu quả tăng lên rõ rệt so với hình thức chăn nuôi cũ. Riêng năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ông vẫn xuất bán 9 lứa, mỗi lứa 2.000 con, tổng 40 tấn, sau khi trừ chi phí, ông thu về từ 200 đến 250 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, ông đã xuất  bán 3 lứa, mỗi lứa 2.000 con, thu về hàng trăm triệu đồng. Thành công từ trang trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm của gia đình ông Long đã khẳng định sự bền vững thông qua việc tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp.

Đồng chí Hà Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh và đồng chí Lương Thị Hoa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thiệu Hóa thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao của gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Dân Quyền Sinh, ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa. 

Trên diện tích đồng đất lúa không chủ động được tưới tiêu, gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Dân Quyền Sinh, ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa cũng đã mạnh dạn đầu tư 1.400 m2 nhà lưới đưa vào trồng giống dưa Kim Hoàng hậu, dưa bao tử với quy trình khép kín. Quá trình trồng ông đều áp dụng quy trình chăm sóc sạch, không sử dụng hóa chất bảo quản sau thu hoạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, các sản phẩm cho thu hoạch không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh mà còn xuất đi các tỉnh ngoài.

Trên đây chỉ là số ít những nông dân “bám đất, bám ruộng” làm giàu. Dẫu biết rằng còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng bằng nhiệt huyết, những người như ông Tính, ông Long, ông Minh cũng như hàng vạn người nông dân xứ nhãn đang nỗ lực, phấn đấu làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Với sự hỗ trợ từ các cấp Hội, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân dám nghĩ, dám làm, bứt phá khỏi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt theo quy mô lớn, biết sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường, nhờ vậy hiệu quả thu được không chỉ lớn hơn nhiều lần mà còn có tính bền vững.

         

 

 

Đồng chí Hoàng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm cánh đồng lúa liên kết với doanh nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Tính, thôn Trại Nu, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân.

Không phải cứ tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung là có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Câu chuyện của ông Nguyễn Văn Tính, thôn Trại Nu, xã Xuân Tín (Thọ Xuân) đã cho thấy, cùng với việc mạnh dạn tích tụ ruộng đất, cần phải có tư duy nhạy bén, nắm bắt được nhu cầu của thị trường thì mới thành công. Vụ mùa năm 2021 là vụ thứ 9 gia đình ông Tính sản xuất trên vùng đất tập trung thuê lại được từ người dân với quy mô 25 ha. Ông Tính cho biết: Diện tích này đa số đều bị bỏ hoang không cấy lúa, người dân đi làm công nhân, đi làm ở các tỉnh ngoài, không có lao động cho nông nghiệp. Trước đây, tôi làm chi hội trưởng nông dân, vì tiếc đất và bản thân tôi nhận thấy được việc sản xuất quy mô lớn sẽ cho giá trị cao hơn nên tôi đã đề xuất với xã, đến từng hộ dân để trình bày nguyện vọng thuê lại ruộng để sản xuất. Lãnh đạo xã rất đồng tình, người dân cũng đồng ý cho tôi thuê đất trong vòng 5 năm một với giá thuê bình quân 30kg thóc/sào/năm. Mọi thủ tục về thuê đất được chính quyền và người dân tạo điều kiện thuận lợi nhất.

Nhờ áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật nên đàn trâu của gia đình ông Tính phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định.

Được biết, cũng vì ruộng đã bỏ hoang nhiều năm nên gia đình ông Tính phải bỏ ra khá nhiều thời gian để phá bờ thửa không cần thiết, cải tạo đồng đều cốt đất, san phẳng mặt ruộng, củng cố lại bờ vùng, xử lý để diệt cỏ dại nhằm tạo thuận lợi cho đưa cơ giới vào sản xuất, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh. Diện tích sản xuất khá lớn, ruộng cơ bản được khoanh vùng nên thuận lợi cơ giới hóa. Với quyết tâm "bám ruộng" làm giàu, ông Tính đầu tư gần 4 tỷ đồng, trang bị 6 máy cấy, máy làm đất; 2 máy gặt, máy bón phân, giàn gieo mạ tự động. Để tạo ra vùng sản xuất quy mô lớn, dễ tiêu thụ sản phẩm, ông Tính quy hoạch thành nhiều vùng, sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm theo hợp đồng liên kết ký với hai công ty lớn: Công ty giống cây trồng Trung ương và giống cây trồng Quảng Bình. Ông Tính chia sẻ: Tìm được đầu ra cho sản phẩm tôi mới yên tâm, mạnh dạn đầu tư sản xuất. Vấn đề chính còn lại là làm sao cây lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị thu mua.

Với 5 ha ao nuôi cá đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thời gian đầu khi bắt tay vào xây dựng mô hình trang trại, dẫu gặp không ít khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, có đất, kỹ thuật, kinh nghiệm lại gặp lúc nhu cầu thị trường ngày một lớn nên việc sản xuất, kinh doanh của gia đình ông Tính mỗi ngày một phát triển. Lợi nhuận tích luỹ được, ông tiếp tục dành mở rộng diện tích đất canh tác. Hiện nay, gia đình ông có 5 ha trồng sen, 5 ha ao cá, 5 ha trồng keo và cây ăn quả các loại, nuôi 30 con trâu, hàng nghìn gà, vịt… Doanh thu từ cấy lúa và các dịch vụ khác thu hoạch khoảng 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí. Tuy nhiên, làm nông nghiệp đầu tư lớn, rủi ro cao nên những khoản thu ấy, trong giai đoạn đầu khởi nghiệp lại được quay vòng tái đầu tư”. Ông Tính chia sẻ. Hiệu quả từ mô hình cho thấy, nếu biết tận dụng tiềm năng sẵn có của đất để lựa chọn loại cây trồng phù hợp, liên kết trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Trịnh Văn Long, thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc phun thuốc sát trùng chuồng trại nuôi gà.

Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, từ năm 2017 gia đình ông Trịnh Văn Long, thôn Bèo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) đã thuê thầu đất nông nghiệp không hiệu quả của xã để làm trang trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm. Ban đầu chỉ có một dãy chuồng đến nay đã mở rộng lên 3 dãy chuồng với tổng đàn 2.000 con gà thịt một lứa. Do áp dụng biện pháp an toàn trong chăn nuôi nên ngay từ khi đầu tư phát triển tới nay mặc dù nhiều nơi xuất hiện dịch cúm gia cầm nhưng trang trại gà của ông vẫn an toàn và phát triển ổn định.

Ông Long giới thiệu thức ăn chăn nuôi được công ty hỗ trợ.

Theo ông Long, để có được thành công trong chăn nuôi như ngày hôm nay, ngoài liên kết sản xuất với công ty, doanh nghiệp cung ứng thức ăn, phân bón, giống và tiêu thụ sản phẩm, gia đình ông còn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch, chăm sóc đàn gà theo đúng quy trình sinh trưởng. Cùng với đó, việc tuân thủ đúng theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học là khâu then chốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Chuồng trại được xây dựng thông thoáng và mái che được thiết kế cách nhiệt, giúp nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định theo mùa. Nền trại được rải một lớp trấu dày, hằng ngày đảo trấu kết hợp với rải vôi bột xử lý phân gà, nhờ đó hạn chế tối đa việc gà bị dịch bệnh. Tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%; chi phí thức ăn, kháng sinh giảm, hạn chế nhiễm bệnh dịch, mẫu mã và chất lượng sản phẩm được nâng cao... Đặc biệt, để có gà bán thường xuyên, ông nuôi theo hình thức gối lứa. Nhờ đó mà hiệu quả tăng lên rõ rệt so với hình thức chăn nuôi cũ. Riêng năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ông vẫn xuất bán 9 lứa, mỗi lứa 2.000 con, tổng 40 tấn, sau khi trừ chi phí, ông thu về từ 200 đến 250 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, ông đã xuất  bán 3 lứa, mỗi lứa 2.000 con, thu về hàng trăm triệu đồng. Thành công từ trang trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm của gia đình ông Long đã khẳng định sự bền vững thông qua việc tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp.

Đồng chí Hà Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh và đồng chí Lương Thị Hoa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thiệu Hóa thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao của gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Dân Quyền Sinh, ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa. 

Trên diện tích đồng đất lúa không chủ động được tưới tiêu, gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Dân Quyền Sinh, ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa cũng đã mạnh dạn đầu tư 1.400 m2 nhà lưới đưa vào trồng giống dưa Kim Hoàng hậu, dưa bao tử với quy trình khép kín. Quá trình trồng ông đều áp dụng quy trình chăm sóc sạch, không sử dụng hóa chất bảo quản sau thu hoạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, các sản phẩm cho thu hoạch không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh mà còn xuất đi các tỉnh ngoài.

Trên đây chỉ là số ít những nông dân “bám đất, bám ruộng” làm giàu. Dẫu biết rằng còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng bằng nhiệt huyết, những người như ông Tính, ông Long, ông Minh cũng như hàng vạn người nông dân xứ nhãn đang nỗ lực, phấn đấu làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Với sự hỗ trợ từ các cấp Hội, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân dám nghĩ, dám làm, bứt phá khỏi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt theo quy mô lớn, biết sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường, nhờ vậy hiệu quả thu được không chỉ lớn hơn nhiều lần mà còn có tính bền vững.

         

 

 

Đồng chí Hoàng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thăm cánh đồng lúa liên kết với doanh nghiệp của gia đình ông Nguyễn Văn Tính, thôn Trại Nu, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân.

Không phải cứ tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung là có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Câu chuyện của ông Nguyễn Văn Tính, thôn Trại Nu, xã Xuân Tín (Thọ Xuân) đã cho thấy, cùng với việc mạnh dạn tích tụ ruộng đất, cần phải có tư duy nhạy bén, nắm bắt được nhu cầu của thị trường thì mới thành công. Vụ mùa năm 2021 là vụ thứ 9 gia đình ông Tính sản xuất trên vùng đất tập trung thuê lại được từ người dân với quy mô 25 ha. Ông Tính cho biết: Diện tích này đa số đều bị bỏ hoang không cấy lúa, người dân đi làm công nhân, đi làm ở các tỉnh ngoài, không có lao động cho nông nghiệp. Trước đây, tôi làm chi hội trưởng nông dân, vì tiếc đất và bản thân tôi nhận thấy được việc sản xuất quy mô lớn sẽ cho giá trị cao hơn nên tôi đã đề xuất với xã, đến từng hộ dân để trình bày nguyện vọng thuê lại ruộng để sản xuất. Lãnh đạo xã rất đồng tình, người dân cũng đồng ý cho tôi thuê đất trong vòng 5 năm một với giá thuê bình quân 30kg thóc/sào/năm. Mọi thủ tục về thuê đất được chính quyền và người dân tạo điều kiện thuận lợi nhất.

Nhờ áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật nên đàn trâu của gia đình ông Tính phát triển tốt, mang lại thu nhập ổn định.

Được biết, cũng vì ruộng đã bỏ hoang nhiều năm nên gia đình ông Tính phải bỏ ra khá nhiều thời gian để phá bờ thửa không cần thiết, cải tạo đồng đều cốt đất, san phẳng mặt ruộng, củng cố lại bờ vùng, xử lý để diệt cỏ dại nhằm tạo thuận lợi cho đưa cơ giới vào sản xuất, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh. Diện tích sản xuất khá lớn, ruộng cơ bản được khoanh vùng nên thuận lợi cơ giới hóa. Với quyết tâm "bám ruộng" làm giàu, ông Tính đầu tư gần 4 tỷ đồng, trang bị 6 máy cấy, máy làm đất; 2 máy gặt, máy bón phân, giàn gieo mạ tự động. Để tạo ra vùng sản xuất quy mô lớn, dễ tiêu thụ sản phẩm, ông Tính quy hoạch thành nhiều vùng, sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm theo hợp đồng liên kết ký với hai công ty lớn: Công ty giống cây trồng Trung ương và giống cây trồng Quảng Bình. Ông Tính chia sẻ: Tìm được đầu ra cho sản phẩm tôi mới yên tâm, mạnh dạn đầu tư sản xuất. Vấn đề chính còn lại là làm sao cây lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của các đơn vị thu mua.

Với 5 ha ao nuôi cá đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thời gian đầu khi bắt tay vào xây dựng mô hình trang trại, dẫu gặp không ít khó khăn, nhưng với quyết tâm cao, có đất, kỹ thuật, kinh nghiệm lại gặp lúc nhu cầu thị trường ngày một lớn nên việc sản xuất, kinh doanh của gia đình ông Tính mỗi ngày một phát triển. Lợi nhuận tích luỹ được, ông tiếp tục dành mở rộng diện tích đất canh tác. Hiện nay, gia đình ông có 5 ha trồng sen, 5 ha ao cá, 5 ha trồng keo và cây ăn quả các loại, nuôi 30 con trâu, hàng nghìn gà, vịt… Doanh thu từ cấy lúa và các dịch vụ khác thu hoạch khoảng 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí. Tuy nhiên, làm nông nghiệp đầu tư lớn, rủi ro cao nên những khoản thu ấy, trong giai đoạn đầu khởi nghiệp lại được quay vòng tái đầu tư”. Ông Tính chia sẻ. Hiệu quả từ mô hình cho thấy, nếu biết tận dụng tiềm năng sẵn có của đất để lựa chọn loại cây trồng phù hợp, liên kết trong sản xuất sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Trịnh Văn Long, thôn Bèo, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc phun thuốc sát trùng chuồng trại nuôi gà.

Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, từ năm 2017 gia đình ông Trịnh Văn Long, thôn Bèo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) đã thuê thầu đất nông nghiệp không hiệu quả của xã để làm trang trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm. Ban đầu chỉ có một dãy chuồng đến nay đã mở rộng lên 3 dãy chuồng với tổng đàn 2.000 con gà thịt một lứa. Do áp dụng biện pháp an toàn trong chăn nuôi nên ngay từ khi đầu tư phát triển tới nay mặc dù nhiều nơi xuất hiện dịch cúm gia cầm nhưng trang trại gà của ông vẫn an toàn và phát triển ổn định.

Ông Long giới thiệu thức ăn chăn nuôi được công ty hỗ trợ.

Theo ông Long, để có được thành công trong chăn nuôi như ngày hôm nay, ngoài liên kết sản xuất với công ty, doanh nghiệp cung ứng thức ăn, phân bón, giống và tiêu thụ sản phẩm, gia đình ông còn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch, chăm sóc đàn gà theo đúng quy trình sinh trưởng. Cùng với đó, việc tuân thủ đúng theo quy trình chăn nuôi an toàn sinh học là khâu then chốt để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Chuồng trại được xây dựng thông thoáng và mái che được thiết kế cách nhiệt, giúp nhiệt độ trong chuồng luôn ổn định theo mùa. Nền trại được rải một lớp trấu dày, hằng ngày đảo trấu kết hợp với rải vôi bột xử lý phân gà, nhờ đó hạn chế tối đa việc gà bị dịch bệnh. Tỷ lệ gà nuôi sống đạt 95%; chi phí thức ăn, kháng sinh giảm, hạn chế nhiễm bệnh dịch, mẫu mã và chất lượng sản phẩm được nâng cao... Đặc biệt, để có gà bán thường xuyên, ông nuôi theo hình thức gối lứa. Nhờ đó mà hiệu quả tăng lên rõ rệt so với hình thức chăn nuôi cũ. Riêng năm 2020, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng ông vẫn xuất bán 9 lứa, mỗi lứa 2.000 con, tổng 40 tấn, sau khi trừ chi phí, ông thu về từ 200 đến 250 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, ông đã xuất  bán 3 lứa, mỗi lứa 2.000 con, thu về hàng trăm triệu đồng. Thành công từ trang trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm của gia đình ông Long đã khẳng định sự bền vững thông qua việc tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp.

Đồng chí Hà Thị Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh và đồng chí Lương Thị Hoa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thiệu Hóa thăm mô hình nông nghiệp công nghệ cao của gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Dân Quyền Sinh, ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa. 

Trên diện tích đồng đất lúa không chủ động được tưới tiêu, gia đình ông Nguyễn Văn Minh, thôn Dân Quyền Sinh, ở xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa cũng đã mạnh dạn đầu tư 1.400 m2 nhà lưới đưa vào trồng giống dưa Kim Hoàng hậu, dưa bao tử với quy trình khép kín. Quá trình trồng ông đều áp dụng quy trình chăm sóc sạch, không sử dụng hóa chất bảo quản sau thu hoạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ vậy, các sản phẩm cho thu hoạch không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh mà còn xuất đi các tỉnh ngoài.

Trên đây chỉ là số ít những nông dân “bám đất, bám ruộng” làm giàu. Dẫu biết rằng còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng bằng nhiệt huyết, những người như ông Tính, ông Long, ông Minh cũng như hàng vạn người nông dân xứ nhãn đang nỗ lực, phấn đấu làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Với sự hỗ trợ từ các cấp Hội, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân dám nghĩ, dám làm, bứt phá khỏi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt theo quy mô lớn, biết sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường, nhờ vậy hiệu quả thu được không chỉ lớn hơn nhiều lần mà còn có tính bền vững.

         

 

Cổng thông tin điện tử Hội Nông dân Tỉnh Thanh Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày