Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.667.268
Truy cập hiện tại 19.598
Nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân làm rừng và trang trại
Ngày cập nhật 22/07/2019
(Cổng ĐT HND)- Việc thực hiện chương trình Hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) diễn ra chủ yếu ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Các hoạtđộng của Chương trình FFF giai đoạn II được xây dựng dựa trên nhu cầu và mối quan tâm của từng quốc gia.
 
Nông dân tham gia tổ hợp tác của FFF tham quan mô hình làm ăn hiệu quả

Các nước tham gia chính Chương trình FFF giai đoạn II, gồm:Việt Nam, Nê-pan, Ke-nya, Gha-na, Zam-bia, Ê-cu-a-dor, Bo-li-via. FFF tài trợ trung bình khoảng 1.200.000 USD trong 4,5 năm cho mỗi nước, chủ yếu tài trợ cho các tổ chức  người sản xuất rừng và trang trại, ngoài ra còn hỗ trợ cho các diễn đàn liên ngành.
 

Kế hoạch tài trợ và quan hệ đối tác để hỗ trợ các tổ chức người sản xuất rừng và trang trại đóng một vai trò tích cực và chiến lược ở cấp khu vực và toàn cầu.Các nước tham gia mạng lưới của Chương trình, gồm: In-đô-nê-xia, My-an-mar, Li-bê-ria, Gam-bia, Tan-za-nia, Gua-tê-ma-la, Ni-ca-ra-gua.

 
Chương trình FFF giai đoạn I (2014 – 2017) do FAO tài trợ cho Hội Nông dân Việt Nam , tổ chức  đóng vai trò là  đối tác chính của Chương trình, đã  được thực hiện hiệu quả tại Việt Nam.
 

Chương trình FFF giai đoạn II sẽ được thực hiện từ 2019 – 2022. Việt Nam là một trong 7 quốc gia được lựa chọn tham gia Chương trình và Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục được FAO lựa chọn là đối tác chính thực hiện Chương trình tại Việt Nam.
 
 
Hội Nông dân  các tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La là các đơn vị thực hiện Chương trình FFF giai đoạn II ở cấp tỉnh. Địa bàn các xã và các huyện thực hiện sẽ được lựa chọn sau khi Chương trình thực hiện nghiên cứu khảo sát tại các tỉnh.
 

Hoạt động của Chương trình FFF giai đoạn II cũng có thể mở rộng tại các tỉnh tham gia mạng lưới liên kết của Chương trình, như: Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu... dựa trên khả năng nguồn lực vận động được từ các nhà tài trợ và các tổ chức đối tác liên quan khác.
 

Kết quả đầu ra của Chương trình FFF giai đoạn II là các cơ chế, chính sách và khuôn khổ thuận lợi hơn cho các FFPO được thúc đẩy thông qua các diễn đàn đa ngành và quản trị có sự tham gia nhiều hơn của các FFPO;  Khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính được nâng lên thông qua chuỗi giá trị bình đẳng về giới được tạo ra nhờ năng lực cung cấp dịch vụ kinh doanh mới trong các FFPO;  Giảm thiểu, thích ứng, chống chịu đối với biến đổi khí hậu theo quy mô cảnh quan được cải thiện thông qua việc tham gia trực tiếp của các FFPO và lồng ghép với các biện pháp sinh kế tổng hợp;  Tiếp cận các dịch vụ văn hóa và xã hội được cải thiện và bình đẳng.
 
         
FFF sẽ mở rộng quy mô, cách tiếp cận của Chương trình nhằm hỗ trợ trực tiếp FFPO đại diện cho hàng triệu người dân nông thôn và tăng cường liên kết với các chương trình phát triển khác, thúc đẩy hợp tác và tận dụng các nguồn tài chính để đẩy nhanh hỗ trợ lên đến 25 quốc gia.

 
Chương trình sẽ hỗ trợ việc hình thành và tăng cường năng lực của các FFPO thông qua hỗ trợ trực tiếp tài chính và hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt chú trọng đến bình đẳng giới, sự tham gia của phụ nữ, thanh niên và quyền của người bản địa, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ.
 

Trong đó, tập trung vào việc cải thiện quản trị, đại diện, phát triển và bao gồm cả tăng số lượng thành viên, môi trường bền vững và hiệu quả quản lý của các FFPO.

 
Chương trình sẽ cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ cho các FFPO bao gồm vận động chính sách, chia sẻ thông tin, đào tạo về phân tích thị trường và phát triển kinh doanh, hỗ trợ khởi sự kinh doanh, cung cấp các chương trình xã hội và tiếp cận tài chính cho các thành viên của mình. Thông qua các chuyến thăm quan, trao đổi học hỏi và liên kết với các liên đoàn khu vực và quốc tế, FFF cũng sẽ tăng cường tổ chức và nâng cao năng lực của các tổ chức của những người sản xuất nhỏ ở cấp quốc gia và toàn cầu.

 
Để đạt được mục tiêu này, Chương trình sẽ tập trung vào nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân làm rừng và trang trại, các hộ gia đình, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm lâm nghiệp, nông lâm nghiệp kết hợp, các hoạt động nâng cao thu nhập từ cảnh quan rừng, giảm nghèo bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường năng lực cho tổ chức nông dân để hoạt động hiệu quả, cung cấp dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ tốt hơn cho hội viên, nông dân và tham gia vào quá trình vận động chính sách.
Nguyễn Lâm
Hội Nông dân Việt Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày