Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.666.715
Truy cập hiện tại 19.124
Tạo môi trường thuận lợi cho người dân tộc thiểu số và phụ nữ
Ngày cập nhật 22/07/2019
(Cổng ĐT HND)- Là đối tác chính của chương trình FFF, Hội Nông dânViệt Nam đóng vai trò tác nhân chính hỗ trợ và thực hiện chương trình thông qua hệ thống và thành viên của Hội ở cơ sở tại các tỉnh làm thí điểm. 
 
Gian hàng FFF (Hội ND Bắc Kạn) tham gia Hội chợ hàng Việt 2017 tại Hà Nội

Hàng năm, Ban quản lý Chương trình sẽ chia sẻ báo cáo kết quả thực hiện Chương trình với  Hội Nông dân các tỉnh vàcác ban, bộ, ngànhliên quan để từng bước nhân rộng các mô hình và mở rộng chương trình.
 

Chương trình chủ yếu nâng cao năng lực, tập trung vào ba khía cạnh: Cá nhân, tổ chức và môi trường thuận lợi, đặc biệt tập trung mạnh vào các tổ chức làm chìa khóa cho tính bền vững.

 
Những cán bộ Hội đã được đào tạo, tham gia thực hiện chương trình FFF giai đoạn I sẽ là những cán bộ nòng cốt tiến hành các hoạt động của Chương trình giai đoạn IIở cơ sở và phát triển các bước tiếp theo của Chương trìnhdựa trên cơ sở thực tế của địa phương, đồng thời FFF giai đoạn II sẽ đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ các đơn vị, các Trung tâm Hỗ trợ Nông dân của Hội Nông dân các tỉnh để có thể cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ các tổ chức người sản xuất rừng và trang trại (FFPO) khởi sự kinh doanh, phát triển các liên kết theo chuỗi kinh doanh lâm nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp.

 
Tài chính được đánh giá là nguồn lực quan trọng cho nông dân sản xuất rừng và trang trại và các FFPO để sản xuất, kinhdoanh hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế việc tiếp cận với các nguồn tài chính cho sản xuất rừng và trang trại, đặc biệt các hộ nghèo, phụ nữ, người dân tộc thiểu số vẫn còn rất nhiều hạn chế.


Để khắc phục những tồn tại này, Chương trình FFF giai đoạn II sẽ nâng cao năng lực cho các FFPO về quản lý tài chính, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, viết đề xuất dự án để tiếp cận, khai thác các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, như: Ngân hàng chính sách, Ngân hàng NN&PTNT, Quỹ hỗ trợ Nông dân, Quỹ phát triển HTX, các nguồn quỹ và  tài chính khác, đồng thời huy động nguồn tài chính từ nội tại FFPO và các doanh nghiệp... để hỗ trợ cho các FFPO phát triển sinh kế bền vững từ rừng và cảnh quan rừng, thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, nâng cao khả năng thích ứng và chống chịu với  biến đổi khí hậu.

 
Đây là một chương trình lồng ghép giới và thực hiện cam kết bình đẳng giới.Bình đẳng giới là mục tiêu chính, thể hiện thông qua cách tiếp cận của chương trình.Ở một số địa bàn và FFPO mà FFF triển khai, đại diện của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội vẫn còn hạn chế so với nam giới, đặc biệt là vai trò lãnh đạo.Trong suốt tiến trình thực hiện các hoạt động của Chương trình, FFF giai đoạn II sẽ tìm cách giải quyết bất bình đẳng giới từ cấp hộ gia đình/cá nhân, cộng đồng/tổ chức và chính sách.

 
Phụ nữ nông thôn, người dân tộc thiểu số và thanh niên có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững rừng và trang trại. Là một lực lượng lao động chiếm số đông trong sản xuất lâm nghiệp, nông lâm nghiệp kết hợp, nhưng phụ nữ, người dân tộc thiểu số và thanh niên ở vùng rừng núi còn gặp nhiều khó khăn và có ít cơ hội.

 
Chính vì vậy, Chương trình  FFF giai đoạn II sẽ có những quan tâm, hỗ trợ phù hợp, đặc biệt những phụ nữ, người dân tộc thiểu số có ý tưởng khởi sự kinh doanh, để họ nâng cao năng lực, phát triển kinh tế rừng và trang trại, tích cực tham gia vào hoạt động ở cộng đồng, duy trì văn hóa, bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống, bản địa...
 
Lâm Hoa
Hội Nông dân Việt Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày