Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.626.482
Truy cập hiện tại 27.460
Kon Tum: Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội
Ngày cập nhật 01/08/2019
Cổng ĐT HND) – Thời gian qua, tỉnh Hội thường xuyên quan tâm và chỉ đạo sát sao các cấp Hội trong tỉnh tích cực phối hợp với ngành chức năng để triển khai thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội.
 
Các cấp Hội phối hợp cùng ngành chức năng tổ chức giám sát kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)


 
Căn cứ theo nội dung chỉ đạo của Trung ương Hội cũng như các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã tổ chức quán triệt, học tập cho toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan Hội ND tỉnh, cán bộ chủ chốt Hội ND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để chỉ đạo việc triển khai thực hiện giám sát và phản biện xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

 
Kết quả, các cấp Hội đã tổ chức 12.255 buổi tuyên truyền cho 778.167 lượt cán bộ, hội viên, nông dân. Qua đó, giúp cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện Quy định về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

 
Mặt khác, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành, thị Hội xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với đặc điểm thực tế của từng địa phương để xác định nội dung giám sát trên một số lĩnh vực quan trọng, có liên quan trực tiếp đến hội viên, nông dân. Từ đó, các cấp Hội tập trung triển khai các kế hoạch của chương trình phối hợp giám sát thực hiện pháp luật về các nội dung như: Giám sát các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân có sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tại địa phương; một số cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn…

 
Tỉnh Hội đã phối hợp với Uỷ ban MTTQVN tỉnh, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp & PTNT tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020.

 
Cụ thể: Hội đã phối hợp tiến hành việc giám sát tại 02 Tổ hợp tác trồng rau an toàn; 04 Tổ hợp tác nuôi cá; 01 đại lý bán thức ăn chăn nuôi; 01 cơ sở kinh doanh phân bón; tổ chức làm việc với UBND 3 xã và UBND 3 huyện (Đăk Tô, Đăk Hà, thành phố Kon Tum).
 

Ngoài ra, Hội cũng phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQVN tỉnh tiến hành giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn; khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2018- 2019; thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm...

 
Hội ND tỉnh đã phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Kon Tum (thuộc Sở Nông nghiệp) tổ chức 7 lớp tập huấn cho 300 cán bộ Hội và Ủy ban MTTQ các cấp, với thời gian 2 ngày/lớp. Nội dung gồm: Quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; phương pháp nhận biết sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng; quy trình kỹ thuật sử dụng các loại vật tư nông nghiệp.

 
Nhờ đó, công tác giám sát việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn bước đầu đã đi vào nề nếp. Cùng với sự phối hợp của các Ban, ngành, đoàn thể ở địa phương cũng đã góp phần đưa hoạt động giám sát trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp trở thành hoạt động thường xuyên, chủ động. Qua đó, nhận thức của hội viên, nông dân được nâng cao, giúp bà con không những sử dụng đúng, hiệu quả các sản phẩm vật tư nông nghiệp mà còn được trang bị các thông tin quan trọng để tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình.

 
Ngoài ra, kết hợp với các đợt kiểm tra, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh còn tiến hành 40 cuộc giám sát tại các huyện, thành phố và 85 cơ sở Hội về tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; sử dụng nguồn vốn Quỹ HTND; nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách; giám sát việc thực hiện các phong trào nông dân...

 
Định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và một năm, các cấp Hội đều tổ chức những cuộc sinh hoạt, báo cáo; Ban Thường vụ Hội ND tỉnh cũng cử cán bộ để theo dõi, giám sát thường xuyên. Thông qua đó để nắm bắt tình hình, những phản ánh, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân về các vấn đề liên quan ở nông thôn.
 

Mặt khác, thông qua việc lồng ghép các nội dung tuyên truyền tại 5 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, đã có trên 400 lượt cán bộ Hội các cấp được trang bị kiến thức về nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
 

Đến nay, Hội ND tỉnh hướng dẫn xây dựng 04 mô hình "Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại- tố cáo của nông dân, gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội" tại các địa bàn gồm: Xã Măng Cành- huyện Kon Plong; xã Tu Mơ Rông- huyện Kon Plong; xã Diên Bình- huyện Đăk Tô; xã Đăk Man- huyện Đăk Glei. Trong đó, tỉnh Hội cũng chỉ đạo thành lập 04 Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật” tại 04 xã, với số lượng thành viên tham gia 50 người/Câu lạc bộ.

 
Có thể thấy, công tác phối hợp giám sát của các cấp Hội trong việc thực hiện một số cơ chế, chính sách của các cấp, các ngành trong tỉnh đối với lĩnh vực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những kết quả nhất định. Thời gian tới, Hội ND tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ các ban, ngành trong việc chỉ đạo, giám sát phản biện xã hội. Đồng thời, vận động hội viên, nông dân mạnh dạn phản ánh, nêu kiến nghị về việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật lên tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách phù hợp.


 
Đức Trọng
Hội Nông dân Việt Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày