Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.590.909
Truy cập hiện tại 1.710
Người cán bộ Mặt trận và những lời dạy của Bác
Ngày cập nhật 27/08/2019
Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch Người danh hùng dân tộc vĩ đại, và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.
Vâng! Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã đi xa nhưng để lại cho chúng ta những tư tưởng to lớn, những giá trị nhân văn cao cả. Suốt cuộc đời Người đã cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc vì độc lập tự do, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, Người luôn dành tất cả tình yêu bao la cho đồng bào, đồng chí…
                                                                                                      “Ôi ! trái tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người…”
  Trong suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức của người cách mạng. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng Đảng ta dày công xây dựng bồi đắp đó chính là “Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”. Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng cũng như gốc của cây, ngọn nguồn của sông núi. Bởi lẽ con đường giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước không phải là một đại lộ thẳng tắp, nó đầy chông gai và gian khổ đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mọi người, mọi thế hệ. Việc chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng là công việc làm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư là một phẩm chất đạo đức gắn liền với các hoạt động hàng ngày của mỗi người. Nhưng đối với người cán bộ, đảng viên thì đây là một phẩm chất quan trọng nhất. Vì đạo đức cách mạng là cái gốc, là phẩm chất nền tảng trong nhân cách người cán bộ. Đạo đức cách mạng của cán bộ được Hồ Chí Minh ví như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Do vậy, tôi luyện đạo đức cách mạng đòi hỏi phải có sự phấn đấu không ngừng nghỉ của mỗi con người, mỗi thế hệ và toàn xã hội. Chăm lo cái gốc, cái nguồn đó là nhiệm vụ của Đảng và mỗi cá nhân con người.
Cần, là lao động cần cù, siêng năng, có kế hoạch chuyên sâu, sáng tạo, thi đua sản suất cho mau, cho tốt, cho nhiều, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, tự lực cánh sinh, không ỷ lại, không lười biếng, dựa dẫm, phải kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, có thái độ đúng với lao động, coi đó là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của con người. Ngày nay, không thể hiểu Cần chỉ là sự cần cù, chịu khó, tự lực, tự cường, mà còn là trình độ tư duy, sự chủ động, nhạy bén nắm bắt thông tin, đánh giá tình hình, đề xuất phương hướng, giải pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện; sự năng động, sáng tạo trong xử lý các tình huống nảy sinh của thực tiễn.
Kiệm, tức là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền bạc của nhân dân, của Nhà nước và của bản thân, từ việc nhỏ, không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi. Cái gì cần chi thì chi, không hoang phí, phô trương. Tiết kiệm khác với bủn xỉn “xem đồng tiền to bằng cái nống”. Bác dạy cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không kiệm, “thì làm từng nào xào từng ấy”, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, “thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì cũng không tiến tức là thoái”. Kiệm không chỉ là ý thức tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn, tiết kiệm công quỹ của tập thể..., mà còn đòi hỏi sự tỉnh táo, tinh tường, nắm bắt thời cơ, vận hội, cạnh tranh có hiệu quả để làm giầu cho đất nước; đồng thời, khắc phục có hiệu quả những thách thức, rủi ro, thất thoát đối với tài sản của Nhà nước, tập thể.
Liêm, là trong sạch, không tham lam, không tham ô, tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không chiếm dụng của công làm của tư, sách nhiễu nhân dân. Không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. Không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại. Không bao giờ hủ hoá, chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Liêm, bên cạnh yêu cầu phải sống trong sạch, không tham tiền của, không nịnh trên, dối dưới,... còn phải đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu đấu tranh loại bỏ bệnh tham nhũng, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền đang diễn ra trầm trọng, làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của Đảng, tính ưu việt của chế độ ta.
Chính, là không tà, thẳng thắn, đúng đắn. Cần, kiệm, liêm, chính là cái rễ của mình. Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng phải chính mới là người hoàn thiện. Chí công vô tư, theo Hồ Chí Minh, đây là một câu châm ngôn của người xưa, có tính định hướng mọi người phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để vươn tới cái tốt đẹp. Người nói: Khi làm bất cứ một việc gì cũng đừng nghĩ tới mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau. “Phải lo trước thiên hạ”. Ngược lại là “dĩ công vi tư” phải loại bỏ.Hồ Chí Minh còn chỉ ra mối quan hệ giữa các phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều đức tính tốt khác. Chính, vừa phải thẳng thắn, chính trực, làm điều thiện, tránh điều ác; hơn nữa, còn phải công tâm, khách quan, dân chủ, gần gũi quần chúng, gần gũi cơ sở, tự phê bình và phê bình chân thực, thẳng thắn.
Chí công vô tư là mình vì mọi người; luôn luôn đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu; khi khó khăn thì đi trước, hưởng thụ sau; không tham tiền tài, địa vị, danh vọng, chỉ có một mục đích cao nhất là làm sao để cuộc sống của nhân dân no đủ, hạnh phúc, đất nước phồn vinh. Chí công vô tư đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải có tầm nhìn chiến lược về tiền đồ, tương lai của quốc gia, dân tộc, không nhỏ nhen ở những toan tính cá nhân, những mối lợi nhất thời, bộ phận. Như vậy, sức sống của đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ở thực tiễn không ngừng phát triển.
Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn chí công vô tư thì phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.
Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau và với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại, đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính.
Qua triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bản thân tôi nhận thấy rằng, Chi bộ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã đạt được một số kết quả đó là: Đã tạo được sự nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và quần chúng về sự cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức nhìn chung được nâng lên; ý thức giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng được thể hiện thường xuyên hơn; phong cách làm việc từng bước được đổi mới; công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; ý thức vượt khó vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được thể hiện rõ hơn; những vấn đề bức xúc, nguyện vọng chính đáng của người dân được giải quyết nhiều hơn; các phong trào nhân đạo từ thiện và thi đua yêu nước được tập trung đẩy mạnh mạnh, nhân dân rất đồng tình.
Tuy nhiên, kết quả đạt được chỉ mới là bước đầu, chưa đều, chưa vững chắc; sự quyết tâm trong chỉ đạo chưa cao; triển khai còn chậm và bộc lộ sự lúng túng, còn trông chờ vào sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên; việc tổ chức cho cán bộ, đảng viên đăng ký phấn đấu, rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác và thực hiện chuẩn mực đạo đức đề ra chưa cụ thể; một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức chưa thường xuyên, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân đôi lúc chưa tốt.
Để chấn chỉnh và kịp thời ngăn chặn thực trạng đó, thiết nghĩ rằng Đảng ta cần phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể:
Đảng ta phải tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Vấn đề giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là vấn đề Đảng ta luôn đặt lên hàng đầu trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào. Bởi Đảng ta xác định: Trang bị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên những tri thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là để giúp cho họ có bản lĩnh và giữ vững bản lĩnh chính trị. Bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp cho cán bộ không dễ bị lay động trước những khó khăn, những cám dỗ vật chất. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào người cán bộ cũng vẫn một lòng, một dạ tin Đảng và theo Đảng. Làm được điều đó mới xứng đáng là người “đầy tớ trung thành” của nhân dân.
Muốn giáo dục đạo đức có hiệu quả, trước hết người cán bộ lãnh đạo quản lý phải là tấm gương cho quần chúng noi theo. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh người cán bộ, đảng viên có đạo đức cách mạng là những người có văn hoá, phải xung phong, gương mẫu làm trước thiên hạ và phải hưởng bổng lộc sau thiên hạ. Cái gì lợi cho Đảng, cho dân thì khó mấy cũng làm, cái gì hại đến Đảng, đến dân thì kiên quyết chống lại. Người cầm quyền phải thanh liêm thì mới cảm hoá được quần chúng. Đặc biệt người lãnh đạo phải có phẩm chất đạo đức trong sạch, làm gương cho quần chúng noi theo. Quần chúng học tập, tu dưỡng phấn đấu và làm theo lời nói, việc làm của người cán bộ, đảng viên vì họ là cầu nối giữa Đảng và quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, đảng viên: “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ quý mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. “Nếu mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không?. Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”.
Người cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự rèn luyện, tự tu dưỡng đạo đức. Bác nói: “Đạo đức Cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Để đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đổi mới hiện nay, người cán bộ phải không ngừng tu dưỡng đạo đức cá nhân, tự rèn luyện, tự đánh giá, tự điều chỉnh mình theo các giá trị đạo đức. Thực tế chứng minh rằng sự tác động có mục đích của giáo dục chỉ bắt đầu phát huy tác dụng khi có sự hưởng ứng của đối tượng một cách tự giác. Muốn dân tộc phát triển thịnh vượng thì mỗi cán bộ phải ham mê học tập và ứng dụng những điều đã học vào trong thực tiễn có hiệu quả. Người cán bộ không chỉ tu dưỡng đạo đức trong học tập, trau dồi đạo đức cách mạng mà còn phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong  tất cả mọi lĩnh vực.
Tóm lại: Tuỳ theo từng thời kỳ cách mạng, Bác đề ra những yêu cầu đạo đức thích hợp để mọi người phấn đấu, rèn luyện và hoàn thành nhiệm vụ. Có thể nói, đạo đức của Bác được soi sáng một cách toàn diện, bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động, trên mọi phạm vi và mối quan hệ chủ yếu của mỗi người.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những điều Người căn dặn về đạo đức vẫn luôn có ý nghĩa trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Những giá trị ấy đang góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng xã hội Việt Nam văn minh và đạo đức.
 
Thanh Sơn MTTQ Cần Giờ TP Hồ Chí Minh
Các tin khác
Xem tin theo ngày