Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.552.304
Truy cập hiện tại 5.008
Trao đổi lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản
Ngày cập nhật 06/12/2019
(Chinhphu.vn) - Trong các ngày từ 2-5/12, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, làm trưởng đoàn đã thăm Nhật Bản và tham dự Trao đổi lý luận lần thứ 9 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản.

 

 Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản Shii Kazuo, (phải) và  đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ảnh: TTXVN

Với chủ đề "Tình hình thế giới và khu vực: Cơ hội và thách thức đối với các nước", cuộc trao đổi lý luận giữa hai Đảng lần này được tiến hành vào thời điểm rất có ý nghĩa khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang xây dựng các văn kiện cho Đại hội lần thứ 13 và Đảng Cộng sản Nhật Bản đang chuẩn bị tổ chức Đại hội lần thứ 28. 

Tại cuộc trao đổi lý luận do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng và đồng chí Fuwa Tetsuzo, Ủy viên Thường vụ Đoàn Chủ tịch, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội Đảng Cộng sản Nhật Bản đồng chủ trì, hai bên đã đi sâu trao đổi các vấn đề lớn của thế giới và khu vực và các tác động đối với sự nghiệp cách mạng và trách nhiệm của mỗi Đảng trong bối cảnh mới của thế kỷ 21. 

 

Trao đổi lý luận giữa hai Đảng Cộng sản - Ảnh: TTXVN

Trong khuôn khổ trao đổi lý luận, đồng chí Shii Kazuo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản đã tiếp và trao đổi ý kiến với đồng chí Nguyễn Xuân Thắng. Hai bên đã bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Nhật Bản trong thời gian qua; nhất trí tiếp tục triển khai tích cực thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng về tăng cường hợp tác. 

Đồng chí Shii Kazuo khẳng định quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam là quan trọng nhất trong quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Nhật Bản. Đảng Cộng sản Nhật Bản ủng hộ lập trường của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, bảo đảm an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực.  

Theo TTXVN

Báo điện tử Chính phủ
Các tin khác
Xem tin theo ngày