Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết xử phạt như thế nào?
Ngày cập nhật 14/06/2024

Hôn nhân cận huyết là một hủ tục đã tồn tại lâu đời ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện nay, pháp luật đã đưa ra những chế tài cụ thể để xử lý vi phạm này. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về cận huyết là gì, hôn nhân cận huyết là gì và những chế tài xử phạt của pháp luật về hành vi này.

 

1. Cận huyết là gì? Hôn nhân cận huyết là gì?

Có thể hiểu rằng, cận huyết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời.

Hôn nhân cận huyết là việc kết hôn giữa hai người có cùng huyết thống trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Hoặc việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống, có họ trong phạm vi ba đời.

Tại Khoản 17, 18, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 số 52/2014/QH13 giải thích như sau:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng nêu một số hành vi bị cấm, trong đó có hành vi:

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Hậu quả của hôn nhân cận huyết

Hôn nhân cận huyết không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật, mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như sau:

2.1. Từ góc độ sinh học

Thực tế y học đã chứng minh, hôn nhân cận huyết là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở người. Những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em.

Những gen lặn hoặc gen mang bệnh lý ở người cha và người mẹ trong trường hợp này khi kết hợp với nhau sẽ rất dễ gây nhiều bệnh lạ, bệnh liên quan đến đột biến gen cho người con.

Vì vậy, trẻ em được sinh ra trong hôn nhân cận huyết dễ bị dị dạng, mắc các bệnh di truyền hơn các đứa trẻ khác. Cụ thể là một số bệnh sau:

  • Bệnh da vảy cá

  • Thiếu men G6PD gây vàng da hoặc nghiêm trọng hơn là thiếu máu và dẫn đến các bệnh về não, gây biến chứng thần kinh

  • Bệnh suy giáp bẩm sinh gây hiện tượng chậm phát triển thể chất, tâm thần và vận động ở trẻ nhỏ

  • Hội chứng Edwards do thừa nhiễm sắc thể số 18 trong bộ gen

  • Hội chứng Patau làm lưu thai hoặc thai chết ngay khi mới sinh

  • Hội chứng Down làm giảm sự phát triển trí tuệ

https://luatvietnam.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.532.498
Truy cập hiện tại 5.433