Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.520.914
Truy cập hiện tại 4.607
2020 - Năm về đích, tạo nền tảng cho giai đoạn mới của Ngành LĐ-TBXH
Ngày cập nhật 04/02/2020

 

“Năm 2020 là năm về đích, quyết định cho cả nhiệm kỳ 2016-2020 và tạo nền tảng cho giai đoạn mới, đòi hỏi toàn Ngành LĐ-TBXH phải nỗ lực hơn, quyết tâm hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn.” - Đây là thông điệp được Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đưa ra tại buổi họp giao ban đầu năm triển khai công tác lao động, người có công và xã hội với lãnh đạo chủ chốt các đơn vị thuộc Bộ, sáng ngày 30/01/2020.

IMG-MD-2314_1.JPG
Năm 2020 là năm về đích, quyết định cho cả nhiệm kỳ 2016-2020 và tạo nền tảng cho giai đoạn mới, đòi hỏi toàn Ngành LĐ-TBXH phải nỗ lực hơn, quyết tâm hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn

 

Nhân dịp năm mới 2020, thay mặt Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung gửi lời chúc mừng năm mới Canh Tý tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động Ngành LĐ-TBXH.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung điểm lại, năm 2019 là một năm tăng tốc, toàn ngành nỗ lực rất lớn và đã đạt, vượt các mục tiêu đề ra. “Chúng ta đã đặt những viên gạch rất căn bản, tạo ra dấu ấn lịch sử cho ngành, đặc biệt là 3 đột phá: Xây dựng thể chế; đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và từng bước xây dựng và hình thành thị trường lao động ổn định, hài hòa và tiến bộ. Cũng như hai ưu tiên tiếp tục thực hiện tốt chính sách chăm lo cho người có công và chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Đồng thời nhắc lại đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Hội nghị tổng kết Ngành năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 về việc Bộ LĐ-TBXH tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi với phiếu đồng thuận cao là một dấu ấn lịch sử. Đây là Bộ luật rất lớn, phức tạp và nhạy cảm với nhiều yêu cầu mới và có tác động sâu rộng đến hàng chục triệu người lao động và đến đời sống của hàng chục triệu người dân.
Cùng với đó, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế. Điều này bảo đảm thực thi, thực chất các cam kết liên quan đến lao động, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết các hiệp định tự do thương mại.
Những lĩnh vực khác cũng được đặc biệt quan tâm như: Bảo trợ xã hội; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội... được triển khai tương đối toàn diện. Một năm mà các cấp ủy, chính quyền đã thực hiện tốt phương châm hành động của lãnh đạo Bộ LĐ-TBXH đưa ra: Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả và bứt phá.
“Phần thưởng cao quý nhất của chúng ta là sự ghi nhận của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bộ trưởng ghi nhận sự nỗ lực và đóng góp của từng đồng chí lãnh đạo Bộ, những người đứng đầu các đơn vị, ngành LĐ-TBXH ở địa phương. Thành tích đó đã góp phần tạo dựng nên thương hiệu của Ngành LĐ-TBXH trong năm 2019” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung biểu dương.
IMG-MD-2192--1-.JPG
Quang cảnh Hội nghị giao ban đầu năm
Định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng năm 2020 là năm về đích, quyết định cho cả nhiệm kỳ 2016-2020 và tạo nền tảng cho giai đoạn mới,đòi hỏi toàn Ngành LĐ-TBXH phải nỗ lực hơn, quyết tâm hơn, sáng tạo hơn và hiệu quả hơn. “Mỗi cán bộ, công chức, viên chức hãy làm việc hết mình để có sản phẩm tốt hơn, đánh giá cán bộ, công chức phải dựa vào việc cán bộ đó có đóng góp sản phẩm cho đơn vị, cho Bộ, Ngành đang công tác.” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung lưu ý.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm 2020 phải tập trung cao nhất cho công tác xây dựng thể chế; hình thành thị trường lao động đồng bộ, lành mạnh và hội nhập.
Với lĩnh vực người có công, có 3 vấn đề cần giải quyết dứt điểm là: 100% hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở có nhà ở; Không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công; Hoàn thành căn bản việc xác nhận hồ sơ người có công còn tồn đọng tại các tỉnh/thành phố.
IMG-MD-2395_1.JPG
Lãnh đạo Bộ chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo chủ chốt các đơn vị thuộc Bộ
Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, năm 2020, công tác giảm nghèo bền vững với các hộ nghèo, hộ chính sách không có điều kiện và khả năng thoát nghèo sẽ được Bộ tiếp tục triển khai quyết liệt. “Chúng ta chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững khi chúng ta quan tâm toàn diện giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và xã hội. Lấy bền vững an sinh xã hội làm nền tảng phát triển nhanh về kinh tế, trong đó con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển này.” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Bên cạnh đó những vấn đề còn tồn tại cần tập trung giải quyết như bạo hành trẻ em, bạo lực giới..., đặc biệt đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận với một chính phủ số, xã hội số. Tiếp tục phương châm hành động: Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả và bứt phá để tạo ra hiệu quả thực sự trong năm 2020.
Đồng thời Bộ trưởng mong muốn năm 2020, Ngành LĐ-TBXH sẽ tổ chức một hội nghị tôn vinh những người đang âm thầm lao động và cống hiến cho ngành như những người quản trang cần mẫn trông nom, quét dọn, hương khói tại nghĩa trang liệt sĩ, những người hàng ngày phục vụ các thương bệnh binh, những cô bảo trợ xã hội, những người bỏ ra hàng trăm tỷ đồng dành cho trẻ em nghèo... 
Theo báo cáo tình hình Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội, tổng kinh phí thăm, tặng quà các đối tượng là 10.192 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương gồm quà tặng của Chủ tịch nước cho người có công: 358 tỷ đồng; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức thăm, tặng quà cho 7.840 trẻ em với tổng kinh phí 5,933 tỷ đồng; Hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em các xã khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ nguồn vận động của chương trình nhắn tin “Vì người nghèo” năm 2019 tại 15 tỉnh với tổng kinh phí 3 tỷ đồng; Hỗ trợ tổng số 7.264,53 tấn gạo cứu đói cho 146.552 hộ với 484.302 nhân khẩu trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và giáp hạt đầu năm 2020.
Ngân sách địa phương là 4.698 tỷ đồng, số suất quà/đối tượng: 10,2 triệu suất quà đối tượng.Trong đó, Người có công: 1.670 tỷ đồng, số suất quà/đối tượng: 4,71 triệu suất quà, đối tượng; Bảo trợ xã hội, người nghèo: 1.720 tỷ đồng; Đối tượng khác (trẻ em, người cao tuổi, công nhân lao động,...): 1.308 tỷ đồng.
Ngoài ra, nguồn vận động xã hội hóa tại các địa phương: 1.088 tỷ đồng; Hội Chữ thập đỏ các cấp: Hơn 1.000 tỷ đồng cho hơn 2 triệu suất quà; Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn Ngành, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn: Tổng kinh phí hỗ trợ 3.039 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 10,3 triệu đoàn viên, người lao động.
Về tình hình lương, thưởng tết của người lao động, khoảng 87,8% doanh nghiệp báo cáo có thưởng Tết Nguyên đán với mức bình quân khoảng 01 tháng lương (6,696 triệu đồng/người), tăng 6,8% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán 2019. Mức thưởng cao nhất dịp Tết Nguyên đán là 950 triệu đồng/người.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, có 25 doanh nghiệp thuộc 13 địa phương có nợ lương đối với người lao động, với tổng số nợ là 63,94 tỷ đồng tiền lương của 2.459 người lao động (nợ bình quân 26,002 triệu đồng/người).

 

Nguồn báo lao động.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày