Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Huyện Yên Định phát triển nông nghiệp bền vững
Ngày cập nhật 05/10/2021

Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, huyện Yên Định đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, xây dựng vùng sản xuất tập trung, theo hướng hàng hóa quy mô lớn; góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

 

      Theo đó, đến nay, trên địa bàn huyện Yên Định đã hình thành 5.000 ha liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các sản phẩm nông nghiệp chính như: lúa giống F1 156,3 ha, lúa giống thuần 1.614 ha, cây ớt xuất khẩu 1.864,83 ha, ngô ngọt 26 ha, ngô F1 43,6 ha, ngô dày 387,55 ha, cây bí giống 42,9 ha, khoai tây 70,2 ha, rau đậu 12 ha... Trong chăn nuôi, có 85 trang trại chăn nuôi đã ký hợp đồng liên kết với Công ty CP Phú Gia, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam và Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam để chăn nuôi gà, lợn. Khi tham gia mô hình liên kết sản xuất, các hộ được chuyển giao kỹ thuật sản xuất an toàn, nên sản phẩm đạt chất lượng, đầu ra ổn định, đem lại thu nhập cao. Năm 2020, giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thutyr sản đạt 152,16 triệu đồng; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 3.316 tỷ đồng. Huyện cũng đã hoạch định 8 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có thế mạnh của địa phương để thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm chủ lực, là: lúa gạo, rau quả, bò sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm, mía đường và cây thức ăn chăn nuôi

     Cùng với đó, huyện Yên Định cũng đang đẩy mạnh triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, phấn đấu mỗi xã phải có ít nhất 1 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Bên cạnh đó, tiếp tục hình thành và phát triển các vùng chuyên canh tập trung, các vùng sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Quy hoạch lại các vùng sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn; tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, chuyển dịch mạnh về cơ cấu sản xuất gắn với phát huy lợi thế của địa phương và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, hiện đại, gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nhằm giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường; quản lý và sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt và chế biến.

                                                                                           Đức Nguyên

 

Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thanh Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.432.154
Truy cập hiện tại 1.080