Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Chị Lê Thị Thu – Người phụ nữ làm kinh tế giỏi
Ngày cập nhật 02/08/2022

Đất sản xuất ít nhưng nhờ cần cù, chịu khó và thực hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả mà Lê Thị Thu, ở ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đã từng bước đưa gia đình vượt qua nghèo khó và vươn lên làm giàu.

Chị thu đang chăm sóc đàn lợn của mình

ả gia đình chỉ Lê Thị Thu chỉ có 10 công đất cấy lúa, mỗi năm cho thu nhập từ 120 đến 150 giạ lúa, sau khi trừ chi phí còn lại 70 đến 80 giạ lúa là cùng. Ngoài lúa, vợ chồng chị Thu không ai có nghề nghiệp ổn định nên cuộc sống lúc nào cũng chật vật, túng thiếu, cái đói, cái nghèo luôn đeo bám.

Năm 2010, chị Thu bàn bạc với chồng tận dụng đất trống xung quanh nhà xây chuồng nuôi heo và trồng đu đủ.Những năm đầu, do chưa có kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt nên hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Dù vậy, chị Thu không nản lòng mà tiếp tục đeo bám công việc chăn nuôi và trồng trọt của mình. Kể từ năm 2012 trở lại đây, năm nào gia đình chị Thu cũng đạt hiệu quả cao từ mô hình sản xuất này. Hiện nay, với gần 200 gốc đu đủ của gia đình, 1 tuần chị Thu bẻ được từ 100 đến 120 ký, với giá bán từ 5.000 đồng đến 8.000 đồng/kg. Trong 1 tháng, chị Thu có thu nhập từ tiền bán đu đủ 3 đến 4 triệu đồng. Mỗi năm chị xuất chuồng 2 đến 3 lứa heo, mỗi lứa vài tấn heo thịt.

Chưa bằng lòng với cuộc sống hiện tại, đầu năm 2016, chị Thu thuê cơ giới để kê liếp, lập vườn trồng thêm 500 gốc đu đủ, 3000 gốc cam sành, 400 bụi tre lấy măng. Hiện nay, số đủ đủ và cam sành đã cho thu hoạch và đạt năng suất tương đối cao. Riêng 400 bụi tre, bình quân mỗi ngày chị xắn bán từ 30 đến 40 mục măng, mỗi mục măng có trọng lượng từ 2,5 đến 3 kg và có giá bán từ 8.000 đến 10.000 đồng/kg.

Từ mô hình sản xuất đa cây con kết hợp này, mỗi năm chị Thu có thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng. Nhờ đó, kinh tế gia đình chị Thu không ngừng phát triển và từng bước vươn lên làm giàu.

 


Mô hình trồng đu đủ của gia đình chị Thu, ở ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.


Chị Thu cho biết: “Để trồng đu đủ đạt hiệu quả cao, người trồng phải nắm vững kỹ thuật trồng, bón phân hợp lý, tưới nước thường xuyên vào mùa khô. Đất trồng phải cao ráo, trước khi trồng phải đắp mô đất, trồng cây cách cây 3 mét. Trồng đu đủ công chăm sóc ít, chi phí  đầu tư thấp. Từ 1 đến 2 tháng nên bón phân DAP 1 lần nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, giúp cho cây mau phát triển và đạt năng suất cao. Riêng việc nuôi heo, người nuôi phải bỏ công chăm sóc nhiều hơn. Ngày nào cũng vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh dịch bệnh cho heo. Chuồng heo được xây rộng rãi, thoáng mát. Trong khoảng thời gian 2 đến 3 tuần nên sát trùng và vệ sinh chuồng trại 1 lần bằng vôi bột. Loại vôi này rẻ tiền nhưng rất an toàn cho đàn heo nuôi và ít xảy ra dịch bệnh. Thức ăn cho heo phải đầy đủ, ngày cho ăn 3 lần, vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Nếu làm tốt những yêu cầu trên, heo nuôi rất mau lớn”.

Nhờ cần cù, chí thú làm ăn, gia đình chị Lê Thị Thu, ở ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh giờ đây không những thoát cảnh nghèo khó mà từng bước vươn lên làm giàu. Không những làm giàu cho gia đình, chị Thu còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kỹ thuật trồng đu đủ, trồng cam, nuôi heo, trồng tre lấy măng cho nhiều hộ nông dân trong khu vực học tập làm theo để cải thiện cuộc sống và phát triển kinh tế gia đình ngày một thêm bền vững. Chị Thu là một tấm gương điển hình của người phụ nữ làm kinh tế giỏi.
                                                                   

Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau. Bài, Ảnh: Hùng Phước
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.414.330
Truy cập hiện tại 11.773