Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Nông dân huyện Quảng Xương phát triển nghề trồng cói
Ngày cập nhật 08/09/2022

Trồng và sản xuất, chế biến sản phẩm cây cói là lợi thế và hiệu quả ở một số xã của huyện Quảng Xương. Ngành nghề này đã gắn bó lâu đời và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân vùng sản xuất.

 

Thời gian thu hoạch cói cho một vụ của bà con nông dân kéo dài khoảng hơn 1 tháng

Hiện nay, huyện Quảng Xương có 550 ha diện tích đất trồng cói, tập trung ở các xã: Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc và Quảng Văn. Sản lượng cói toàn huyện đạt gần 7.000 tấn/ năm. Để nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, những năm qua huyện Quảng Xương đã tập trung đầu tư nâng cấp đường giao thông, kênh mương nội đồng tạo thuận lợi cho bà con nông dân phát triển, mở rộng diện tích đất trồng cói; khuyến khích người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật, thâm canh tăng năng xuất, chất lượng cây cói, nhằm góp phần đáp ứng nguồn nguyên liệu cho nghề dệt chiếu cói truyền thống của người dân trong và ngoài địa bàn.

Hiện nay, toàn huyện  có 550 ha diện tích đất trồng cói

Tiêu biểu như xã Quảng Phúc là một trong những địa phương có diện tích đất trồng cói lớn nhất huyện với khoảng 400 ha, chiếm 64% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Nghề trồng cói có từ lâu đời, tạo nguồn thu nhập ổn định cho khoảng 2 nghìn lao động trong xã. Theo người dân trồng cói cho biết: Do là vùng đất chiêm trũng, màu mỡ, nguồn mặn vừa phải phù hợp cho phát triển cây cói, nên bà con nơi đây đã gắn bó lâu đời với nghề trồng cói. Cói có đặc điểm trồng 1 lần có thể thu hoạch trong nhiều năm; mỗi năm có hai vụ chu kỳ mọc lại cây từ gốc cũ, vụ chiêm xuân thu hoạch vào tháng 5 và vụ mùa vào khoảng cuối tháng 9 âm lịch. Ruộng cói sau khi thu hoạch khoảng 20 ngày, người trồng cói tiến hành vệ sinh đồng ruộng, làm cỏ, bón các loại phân, duy trì mực nước trong đồng ruộng cho cây sinh trưởng phát triển trở lại; cói được chăm sóc tốt sẽ cho thân dài và cứng cây, được thị trường ưa chuộng. So với trồng lúa, trồng cói vất vả hơn, thời gian thu hoạch cho một vụ kéo dài khoảng hơn 1 tháng. Vào thời điểm chính vụ, thời tiết nắng nóng, người dân phải ra đồng từ 2h sáng cắt cói để tránh nắng. Cói sau khi thu hoạch được phân thành 3 loại để chẻ rồi mới đem phơi khô để loại bỏ phụ phẩm và bán cho các thương lái thu mua tại ruộng. Tùy từng năm, cói có giá bán khác nhau, nhưng thường giao động ở mức giá từ 14 nghìn đồng đến 18 nghìn đồng/kg cói khô. Chia sẻ về thu nhập của người dân nơi đây, bà Nguyễn Thị Nhung, thôn Ngọc Nhị, xã Quảng Phúc chia sẻ: Với 7 sào cói, vụ chiêm xuân năm 2022 gia đình bà thu hoạch được gần 4 tấn cói khô, cho thu lãi khoảng 35 triệu đồng. Cây cói từ lâu đã trở thành nguồn thu nhập chính, giúp cải thiện đời sống cho gia đình bà Nhung cững như nhiều hộ dân trong xã.

Với nguồn nguyên liệu cói sẵn có đã góp phần thúc đẩy nghề

dệt chiếu cói truyền thống  ngày càng phát triển

Hiệu quả của cấy cói mà nghề dệt chiếu cói truyền thống của một số địa phương trong huyện vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Từ nguồn nguyên liệu sẵn có, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư mua máy dệt chiếu, mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn. Đến nay, toàn huyện có 450 máy dệt chiếu. Sản lượng sản xuất hàng năm đạt khoảng 3 triệu đôi chiếu các loại. Nghề dệt chiếu cói Quảng Xương không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho các hộ chủ máy mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 5 nghìn lao động địa phương với mức thu nhập từ  3 triệu đồng  đến 7 triệu đồng/ người/ tháng. Đa dạng về mẫu mã, bền về chất lượng nên chiếu cói Quảng Xương không chỉ thu hút khách hàng trong tỉnh mà còn chiếm lĩnh ở thị trường ngoài tỉnh như: Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, TPHCM, Hưng Yên...

Cói sau khi thu hoạch được bà con chẻ và phơi ngay tại ruộng

Xác định duy trì và mở rộng diện tích trồng cói có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn nguyên liệu phục vụ nghề dệt chiếu cói truyền thống của huyện, hiện nay các địa phương đang tích cực vận động bà con nông dân tham gia hợp tác xã; ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong thâm canh, để hướng đến xây dựng cánh đồng mẫu lớn; thực hiện các chính sách phát triển vùng cói, nhất là nâng cao năng lực tưới tiêu giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất, phôi phục và mở rộng diện tích trồng cói, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

 

Cổng thông tin điện tử Tỉnh Thanh Hóa
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.406.230
Truy cập hiện tại 8.398