Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Huyện Nam Đông: Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững
Ngày cập nhật 07/01/2019

Xin giới thiệu với độc giả bài viết "Huyện Nam Đông: Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững" được đăng tải trên Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số tháng 12/2018. Nội dung như sau:

Nam Đông là một trong hai huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích tự nhiên 64.77,89 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp 5.481,6 ha, đất lâm nghiệp có rừng 56,881,4 ha, còn lại là đất khác và chưa sử dụng. Dân số theo thống kê năm 2017, huyện có 27.174 người, dân tộc kinh (15.617 người) còn lại là dân tộc Cơtu và dân tộc khác. Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó 4 xã nghèo và 02 xã đặc biệt khó khăn, 6 xã là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 giảm còn 7,83%. Huyện được Đảng và Nhà nước phong tặng huyện Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và được tỉnh chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới.

 Thời gian qua, huyện đã tập trung mọi nguồn lực cho các chương trình trọng điểm: phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng giáo dục, giảm nghèo bền vững, cải cách hành chính (nâng cao chất lượng cán bộ, công chức). Trong phát triển kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp được huyện ưu tiên các nguồn lực và huy động vốn trong dân để đầu tư phát triển toàn diện, bền vững theo hướng tăng giá trị và hiệu quả trên một đơn vị canh tác. Kinh tế vườn phát triển cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất nhất là giống cây, giống con. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện dự án “Làm giàu rừng và phát triển lâm sản ngoài gỗ”. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2018 ước đạt 389,2 tỷ đồng, tăng bình quân 3,84%. Các cây, con chủ lực đang phát huy giá trị kinh tế cao.

Ngành dịch vụ tăng mạnh về số lượng và chất lượng, doanh thu năm 2018 ước đạt 354 tỷ đồng, tăng bình quân 21,04%/năm. Lĩnh vực dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng kịp thời cho sản xuất và nhu cầu của đời sống người dân. Du lịch cũng đang phát triển với việc thu hút đầu tư tại các điểm Thác Trược và Thác Mơ trên địa bàn huyện.

Sản xuất công nghiệp – TTCN của huyện đang từng bước tăng trưởng. Huyện đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư mới trên địa bàn. Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN năm 2018 ước đạt 169,9 tỷ đồng, tăng bình quân 16,42%/năm. Một số nhà máy đang đang hoạt động như Công ty TNHH Kim Sora, Dự án thủy điện Thượng Lộ (20,1 ngàn KW/năm) và các dự án đang triển khai như: Dự án thủy điện Thượng Nhật, Dự án chế biến gỗ rừng trồng thành gỗ bóc và gỗ xẻ xuất khẩu, Dự án sản xuất, chế biến gạch ốp lát gabro; Dự án xản xuất viên nén năng lượng,… Tổng giá trị sản  xuất năm 2018 toàn huyện đạt 898,6 tỷ đồng; Sản lượng lương thực có hạt đạt 4.549 tấn. Đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 389 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 31,085 tỷ đồng.

Chương trình xây dựng nông thôn mới tuy nguồn lực đầu tư từ cấp trên còn ít nhưng huyện đã tập trung chỉ đạo, huy động, lồng ghép các nguồn lực từng bước đầu tư các công trình thiết yếu, bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng khởi sắc, số lượng, chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôi mới được nâng lên. Đến nay, có 05 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đang làm thủ tục đề nghị công nhận thêm 01 xã đạt chuẩn trong năm 2018.

Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục được coi là nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững. Huyện đã làm tốt công tác xã hội hóa, quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn huyện đã có 25 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; có 11/11 xã, thị trấn được công nhận chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn đến năm 2020.

Từng bước thực hiện đổi mới, hoàn thiện hệ thống thể chế, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, hiện đại hóa nền hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, huyện Nam Đông hướng đến những mục tiêu phát triển bền vững. Huyện quyết tâm đoàn kết toàn dân, phấn đấu sớm hoàn thành mục tiêu huyện nông thôn mới vào năm 2020; phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp – TTCN; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản và các ngành công nghiệp giải quyết nhiều việc làm. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển nông nghiệp toàn diện, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân./.

Theo nguồn: Từ Trang thông tin điện tử UBND Huyện Nam Đông

Theo nguồn: Từ Trang thông tin điện tử UBND Huyện Nam Đông
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.344.497
Truy cập hiện tại 2.731