Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
Ngày cập nhật 03/08/2023

Chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

1. Chính sách trợ giúp xã hội là gì?

Chính sách trợ giúp xã hội là sự đảm bảo của Nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các thành viên trong xã hội khi họ rơi vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống mà bản thân họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức tối thiểu.

Trong những năm gần đây, Việt Nam là một quốc gia bị tác động nặng nề bởi tình trạng biến đổi khí hậu, hàng năm phải gánh chịu hậu quả nặng nề của hàng chục cơn bão, tình trạng đói nghèo còn cao cho nên Nhà nước luôn coi thực hiện chính sách trợ giúp xã hội là một nhiệm vụ quan trọng góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển xã hội.

Trợ giúp xã hội có những nội dung và hình thức ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất khó khăn nhiều hay ít, tạm thời hay lâu dài, hoàn cảnh bản thân và gia đình họ gia nhập quan hệ nào của trợ giúp xã hội. Bên cạnh trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội còn một số khái niệm liên quan như: cứu tế xã hội, cứu trợ khẩn cấp, tế bần xã hội, tương tế xã hội và hội ái hữu.

2. Nguyên tắc của trợ giúp xã hội

Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện công bằng, công khai, kịp thời theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, nơi sinh sống.

Chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.

3. Mục tiêu của trợ giúp xã hội

- Mục tiêu giai đoạn 2017 - 2020:

+ 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không có lương hưu và trợ cấp của Nhà nước sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số được hưởng trợ cấp xã hội.

+ 50% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 10% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

  • Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025:

+ 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng; có chính sách trợ giúp đối với trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; tiếp tục mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp xã hội.

+ 70% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 30% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

  • Tầm nhìn đến năm 2030:

+ 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp kịp thời; mở rộng diện người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của Nhà nước, trẻ em dưới 36 tháng tuổi, phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội; mức trợ cấp xã hội điều chỉnh phù hợp với khả năng ngân sách và xu hướng quốc tế.

+ 90% người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp với nhu cầu, trong đó tối thiểu 50% đối tượng được cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội toàn diện.

4. Vai trò của trợ giúp xã hội

Trợ giúp xã hội là một chủ trương lớn, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế quan trọng đồng thời nó cũng là nền tảng thực hiện công bằng xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu; đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam rất lớn. Chính vì vậy, chính sách trợ giúp xã hội có vai trò quan trọng trong việc phần ổn định cuộc sống, nâng cao năng lực phòng chống rủi ro cho các đối tượng.

Thông qua sự trợ giúp của Nhà nước, nhân dân và cộng đồng, chính sách trợ giúp xã hội nhằm bảo đảm thu nhập và các điều kiện sinh sống ở mức tối thiểu (bằng các hình thức và biện pháp khác nhau) đối với các đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi trong cuộc sống không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình

5. Nội dung chính sách trợ giúp xã hội

Nội dung chính sách trợ giúp xã hội được quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 (sắp tới là Nghị định 20/2021/NĐ- CP có hiệu lực tư ngày 1/7/2021) quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Cụ thể như sau:

Trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng

- Đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng bao gồm:

+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Nghị định 136/NĐ-CP.

+ Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường họp quy định tại Khoản 1 Nghị định 136/ NĐ-CP (sắp tới là Nghị định 20/2021/NĐ- CP có hiệu lực tư ngày 1/7/2021) đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

+ Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhung người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).

+ Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Nghị định 136/NĐ-CP (sắp tới là Nghị định 20/2021/NĐ- CP có hiệu lực tư ngày 1/7/2021)

+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

  • Chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng bao gồm:

+ Trợ cấp xã hội hàng tháng

+ Cấp thẻ bảo hiểm y tế

+ Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

+ Hỗ trợ chi phí mai táng

Trợ giúp xã hội đột xuất

+ Hỗ trợ lương thực

+ Hỗ trợ người bị thương nặng

+ Hỗ trợ chi phí mai táng

+ Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở

+ Hỗ trợ khẩn cấp trẻ em khi cha, mẹ bị chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng

+ Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất

Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng

  • Đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng, bao gồm:

+ Đối tượng thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng tại cộng đồng: đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 và đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/NĐ-CP (sắp tới là Nghị định 20/2021/NĐ- CP có hiệu lực tư ngày 1/7/2021); Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thuộc diện nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng bao gồm: i) Trẻ em có cả cha, mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng; ii) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; iii) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; iv) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng:

+ Chế độ đối với đối tượng nhận chăm sóc, nuôi dưỡng: trợ cấp xã hội hàng tháng; cấp thè bảo hiểm y tế; Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định.

+ Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng:

Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định; Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật liên quan.

Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

  • Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

+ Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

  • Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:

+ Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;

+ Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế;

+ Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết

+ Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định;

Ngoài ra, đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo quy định của pháp luật.

6. Một số bất cập trong công tác trợ giúp xã hội

Để thực hiện thành công vai trò của trợ giúp xã hội và bảo đảm những mục tiêu an sinh xã hội, đòi hỏi công tác trợ giúp xã hội phải sớm có những đổi mới mạnh mẽ, khắc phục triệt để những khuyết thiếu trong cơ chế, chính sách, làm thay đổi nhận thức, dần hướng đến tính chuyên nghiệp, bởi còn tồn tại những bất cập trong công tác trợ giúp xã hội như sau:

- Nhận thức về trợ giúp xã hội còn hạn chế

- Các chính sách, pháp luật còn nhiều điểm hạn chế

- Cần có quy hoạch cụ thể về hệ thống dịch vụ trợ giúp xã hội

- Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách chưa thật sự đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện

Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.362.825
Truy cập hiện tại 3.156