Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Xây dựng thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại, bền vững
Ngày cập nhật 03/08/2023

Xây dựng thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại, bền vững

 

 
 
 
Thời gian hiện tại 0:45
Độ dài 1:26
Đã tải: 100.00%
 
 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về định hướng thiết kế chính sách an sinh xã hội (Video: Mạnh Quân).

Thưa Bộ trưởng, bên cạnh việc bảo đảm an sinh xã hội thì đảm bảo việc làm, thu nhập trong năm 2023 cũng là vấn đề đông đảo người lao động quan tâm. Xin Bộ trưởng cho biết Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có những giải pháp căn cơ gì để phát triển thị trường lao động trong năm 2023?

- Năm 2022 đặt ra thách thức vô cùng lớn khi đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế đã tấn công vào các khu công nghiệp, thành trì quan trọng của nền sản xuất, đặc biệt là tại khu vực phía Nam.

Khi đó, điều mà chúng ta lo nhất chính là đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Tuy nhiên,  bằng rất nhiều cách làm khác nhau và bằng các chính sách khác nhau, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân và doanh nghiệp. Đến giờ này có thể khẳng định chúng ta không những không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động mà đã khôi phục chuỗi cung ứng lao động một cách nhanh chóng và ổn định.

Chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội phải toàn diện, bao trùm - 3

Thống kê tới cuối tháng 12/2022, hơn 483.000 lao động bị giảm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng trong 1.240 doanh nghiệp tại 44 tỉnh thành.

Qua tổng kết thấy rằng, thị trường lao động của chúng ta ổn định nhanh hơn so với dự báo của quốc tế và nhanh hơn so với chính dự báo của chúng tôi khoảng 6 tháng. Trên quy mô cả nước, thị trường lao động ổn định tương đối tốt cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn có tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, nhất là thiếu hụt lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Trong những tháng cuối năm 2022, khoảng trên 600 doanh nghiệp ở 63 tỉnh, thành phố, bị ảnh hưởng, thu hẹp đơn hàng khiến khoảng 53.000 lao động mất việc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động là trên 300.000 lao động. Như vậy, vấn đề quan trọng ở đây là xảy ra tình trạng nơi thì thiếu lao động cục bộ nhưng có nơi thì thừa cục bộ. Do đó, điều tiết cung cầu lao động cho phù hợp là vấn đề quan trọng nhất.

Trong năm 2023, cụ thể là quý 1, quý 2 dự báo tình trạng thiếu lao động cục bộ sẽ tiếp tục diễn ra. Theo tính toán, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp khoảng 350.000-400.000 lao động ở các lĩnh vực khác nhau.

Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải có bài toán để giữ chân, thu hút người lao động. Đặc biệt, chúng ta phải có bài toán để đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động, đặc biệt là đào tạo đội ngũ có chất lượng cao, những người có kỹ năng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.

Chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội phải toàn diện, bao trùm - 4

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hai vấn đề việc làm và an sinh xã hội sẽ cần giải quyết đồng bộ và đều phải tiến hành đồng thời trong thời gian sắp tới (Ảnh: Mạnh Quân).

Việc gắn kết giữa phát triển thị trường lao động và xây dựng các chính sách hỗ trợ để hai lĩnh vực này cùng tạo nên một hệ thống an sinh xã hội, việc làm, thu nhập ổn định, bền vững cho người lao động sẽ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào trong năm 2023 và thời gian tới?

- Thời gian tới chúng ta còn gặp rất nhiều thách thức, áp lực. Lạm phát của thế giới thế, thị trường lao động bị thu hẹp sẽ đặt ra những thách thức với doanh nghiệp, dẫn đến thách thức về lao động và đi liền là thách thức về an sinh xã hội. Do đó, hai vấn đề việc làm và an sinh xã hội sẽ cần giải quyết đồng bộ và đều phải tiến hành đồng thời.

Cụ thể, năm vấn đề lớn chúng ta sẽ phải đối mặt, thứ nhất là thời gian tới Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh, điều này buộc chúng ta phải tính toán đến thị trường lao động, đến việc làm cho người trẻ, cho người cao tuổi có nhu cầu, có sức khỏe để tận dụng tiềm năng của họ.

Thứ hai là thách thức từ vấn đề lao động di cư, lao động phi chính thức. Thứ ba là tác động của biến đổi khí hậu sẽ tác động rất quyết liệt đến thị trường lao động cũng như đời sống của người lao động. Chúng ta phải tính toán ngay và đi sớm hơn so với tác động của biến đổi khí hậu.

Thứ tư là vấn đề thị trường lao động đang chuyển đổi, nhất là khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Hiện nay, việc chuyển đổi này của chúng ta phần lớn là việc làm thiếu bền vững thì chúng ta phấn đấu tới đây là việc làm thỏa đáng và bền vững hơn.

Vấn đề thứ năm là chúng ta đặt ra rất nhiều khát vọng và mục tiêu đến năm 2035 nhưng muốn thực hiện được thì việc đầu tiên nhất là phải quan tâm đến vấn đề chuyển đổi nhân lực mà việc chuyển đổi này phải đi trước một bước.

Năm 2023 và những năm tới, việc hình thành một thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại, bền vững và mang yếu tố hội nhập phải đi cùng với xây dựng và phát triển một hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững. Hai vấn đề này phải được tiến hành đồng bộ.

Chúng ta làm một cách căn cơ và quan trọng hơn là xây dựng một khung chính sách đồng bộ, không để xảy ra tình trạng gặp đâu hay đấy và thấy gì khó khăn thì gỡ mà chúng ta xây dựng chiến lược một bài bản hơn, căn cơ hơn trong thời gian tới.

Chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội phải toàn diện, bao trùm - 5

Với vai trò là tư lệnh ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đâu là điều mà bộ trưởng trăn trở nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành năm 2023?

Điều tôi rất mong muốn là chúng ta phải xây dựng được một nghị quyết chuyên đề về chính sách xã hội với một tầm nhìn thông thoáng hơn, toàn diện hơn, bao trùm hơn đến năm 2035 và tầm nhìn đến 2045. Có các nghị quyết này rồi tiếp theo chúng ta thể chế bằng các luật, hệ thống chính sách.

Cùng với Bộ luật lao động thì trọng tâm năm 2023 của ngành là sửa Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm. Đây là yếu tố then chốt nhất của toàn bộ hệ thống lao động việc làm của chúng ta trong thời gian tới.

Đi liền với giải quyết những vấn đề liên quan đến hệ thống chính sách về xã hội, chúng ta sẽ vững vàng hơn, thực hiện được phương châm và chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chúng ta không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để đánh đổi lấy phát triển kinh tế đơn thuần."

Sự tiến bộ, công bằng xã hội phải bắt đầu từ các chính sách, từ những công việc cụ thể với một tư duy, tầm nhìn xa hơn nhưng hành động phải mau lẹ hơn. Chúng ta bắt đầu từ những công việc cụ thể và từ chủ trương xây dựng khung khổ chính sách. Đó là những vấn đề chúng tôi trăn trở hiện nay.

 
 
 
Thời gian hiện tại 0:45
Độ dài 1:26
Đã tải: 100.00%
 
 

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói về định hướng thiết kế chính sách an sinh xã hội (Video: Mạnh Quân).

Thưa Bộ trưởng, bên cạnh việc bảo đảm an sinh xã hội thì đảm bảo việc làm, thu nhập trong năm 2023 cũng là vấn đề đông đảo người lao động quan tâm. Xin Bộ trưởng cho biết Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có những giải pháp căn cơ gì để phát triển thị trường lao động trong năm 2023?

- Năm 2022 đặt ra thách thức vô cùng lớn khi đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế đã tấn công vào các khu công nghiệp, thành trì quan trọng của nền sản xuất, đặc biệt là tại khu vực phía Nam.

Khi đó, điều mà chúng ta lo nhất chính là đứt gãy chuỗi cung ứng lao động. Tuy nhiên,  bằng rất nhiều cách làm khác nhau và bằng các chính sách khác nhau, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân và doanh nghiệp. Đến giờ này có thể khẳng định chúng ta không những không để đứt gãy chuỗi cung ứng lao động mà đã khôi phục chuỗi cung ứng lao động một cách nhanh chóng và ổn định.

Chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội phải toàn diện, bao trùm - 3

Thống kê tới cuối tháng 12/2022, hơn 483.000 lao động bị giảm việc, giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng trong 1.240 doanh nghiệp tại 44 tỉnh thành.

Qua tổng kết thấy rằng, thị trường lao động của chúng ta ổn định nhanh hơn so với dự báo của quốc tế và nhanh hơn so với chính dự báo của chúng tôi khoảng 6 tháng. Trên quy mô cả nước, thị trường lao động ổn định tương đối tốt cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn có tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ, nhất là thiếu hụt lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Trong những tháng cuối năm 2022, khoảng trên 600 doanh nghiệp ở 63 tỉnh, thành phố, bị ảnh hưởng, thu hẹp đơn hàng khiến khoảng 53.000 lao động mất việc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động là trên 300.000 lao động. Như vậy, vấn đề quan trọng ở đây là xảy ra tình trạng nơi thì thiếu lao động cục bộ nhưng có nơi thì thừa cục bộ. Do đó, điều tiết cung cầu lao động cho phù hợp là vấn đề quan trọng nhất.

Trong năm 2023, cụ thể là quý 1, quý 2 dự báo tình trạng thiếu lao động cục bộ sẽ tiếp tục diễn ra. Theo tính toán, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp khoảng 350.000-400.000 lao động ở các lĩnh vực khác nhau.

Vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp phải có bài toán để giữ chân, thu hút người lao động. Đặc biệt, chúng ta phải có bài toán để đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động, đặc biệt là đào tạo đội ngũ có chất lượng cao, những người có kỹ năng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.

Chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội phải toàn diện, bao trùm - 4

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hai vấn đề việc làm và an sinh xã hội sẽ cần giải quyết đồng bộ và đều phải tiến hành đồng thời trong thời gian sắp tới (Ảnh: Mạnh Quân).

Việc gắn kết giữa phát triển thị trường lao động và xây dựng các chính sách hỗ trợ để hai lĩnh vực này cùng tạo nên một hệ thống an sinh xã hội, việc làm, thu nhập ổn định, bền vững cho người lao động sẽ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào trong năm 2023 và thời gian tới?

- Thời gian tới chúng ta còn gặp rất nhiều thách thức, áp lực. Lạm phát của thế giới thế, thị trường lao động bị thu hẹp sẽ đặt ra những thách thức với doanh nghiệp, dẫn đến thách thức về lao động và đi liền là thách thức về an sinh xã hội. Do đó, hai vấn đề việc làm và an sinh xã hội sẽ cần giải quyết đồng bộ và đều phải tiến hành đồng thời.

Cụ thể, năm vấn đề lớn chúng ta sẽ phải đối mặt, thứ nhất là thời gian tới Việt Nam sẽ là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh, điều này buộc chúng ta phải tính toán đến thị trường lao động, đến việc làm cho người trẻ, cho người cao tuổi có nhu cầu, có sức khỏe để tận dụng tiềm năng của họ.

Thứ hai là thách thức từ vấn đề lao động di cư, lao động phi chính thức. Thứ ba là tác động của biến đổi khí hậu sẽ tác động rất quyết liệt đến thị trường lao động cũng như đời sống của người lao động. Chúng ta phải tính toán ngay và đi sớm hơn so với tác động của biến đổi khí hậu.

Thứ tư là vấn đề thị trường lao động đang chuyển đổi, nhất là khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Hiện nay, việc chuyển đổi này của chúng ta phần lớn là việc làm thiếu bền vững thì chúng ta phấn đấu tới đây là việc làm thỏa đáng và bền vững hơn.

Vấn đề thứ năm là chúng ta đặt ra rất nhiều khát vọng và mục tiêu đến năm 2035 nhưng muốn thực hiện được thì việc đầu tiên nhất là phải quan tâm đến vấn đề chuyển đổi nhân lực mà việc chuyển đổi này phải đi trước một bước.

Năm 2023 và những năm tới, việc hình thành một thị trường lao động linh hoạt, đồng bộ, hiện đại, bền vững và mang yếu tố hội nhập phải đi cùng với xây dựng và phát triển một hệ thống chính sách an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững. Hai vấn đề này phải được tiến hành đồng bộ.

Chúng ta làm một cách căn cơ và quan trọng hơn là xây dựng một khung chính sách đồng bộ, không để xảy ra tình trạng gặp đâu hay đấy và thấy gì khó khăn thì gỡ mà chúng ta xây dựng chiến lược một bài bản hơn, căn cơ hơn trong thời gian tới.

Chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội phải toàn diện, bao trùm - 5

Với vai trò là tư lệnh ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đâu là điều mà bộ trưởng trăn trở nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ của ngành năm 2023?

Điều tôi rất mong muốn là chúng ta phải xây dựng được một nghị quyết chuyên đề về chính sách xã hội với một tầm nhìn thông thoáng hơn, toàn diện hơn, bao trùm hơn đến năm 2035 và tầm nhìn đến 2045. Có các nghị quyết này rồi tiếp theo chúng ta thể chế bằng các luật, hệ thống chính sách.

Cùng với Bộ luật lao động thì trọng tâm năm 2023 của ngành là sửa Luật bảo hiểm xã hội và Luật việc làm. Đây là yếu tố then chốt nhất của toàn bộ hệ thống lao động việc làm của chúng ta trong thời gian tới.

Đi liền với giải quyết những vấn đề liên quan đến hệ thống chính sách về xã hội, chúng ta sẽ vững vàng hơn, thực hiện được phương châm và chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chúng ta không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để đánh đổi lấy phát triển kinh tế đơn thuần."

Sự tiến bộ, công bằng xã hội phải bắt đầu từ các chính sách, từ những công việc cụ thể với một tư duy, tầm nhìn xa hơn nhưng hành động phải mau lẹ hơn. Chúng ta bắt đầu từ những công việc cụ thể và từ chủ trương xây dựng khung khổ chính sách. Đó là những vấn đề chúng tôi trăn trở hiện nay.

Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.362.825
Truy cập hiện tại 2.703